Một số bộ tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 25)

CSR thể hiện được cam kết của doanh nghiệp. Nó cũng là một bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp, bộ quy tắc này vừa góp phần định hướng việc đánh giá tác động của doanh nghiệp đối với vùng lãnh thổ vừa góp phần định hướng cho việc cải thiện hệ sinh thái. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và môi trường khác nhau. Sau đây là một số bộ tiêu chuẩn phổ biến về trách nhiệm xã hội và môi trường.

1.2.3.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI - Business Social Compliance Initiative) ra đời năm 2003 theo đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA - Foreign Trade Association) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở châu Âu. Bộ Quy tắc ứng xử BSCI dựa trên những Tiêu chuẩn lao động quốc tế quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi của người lao động như Công ước ILO, Công ước quốc tế về Quyền con người của Liên hiệp quốc, Hướng dẫn của OECD dành cho các doanh nghiệp đa quốc gia và các Hiệp định quốc tế khác. Khi tham gia ký kết tuân thủ theo Bộ Quy tắc ứng xử BSCI nghĩa là các công ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bô Quy tắc ứng xử này và đảm bảo có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ. Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo các nhà thầu phụ của mình tuân thủ Bộ Quy tắc ứng xử này trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành. Bộ quy tắc ứng xử BSCI gồm 10 nội dung sau:

Tuân thủ pháp luật: Đây là nghĩa vụ đầu tiên của các doanh nghiệp kinh doanh, cần áp dụng các tiêu chuẩn có quy định nghiêm ngặt khi có sự khác biệt giữa Bộ quy tắc ứng xử BSCI và các quy định, luật pháp của nước sở tại nhằm đảm bảo sự bảo vệ cao nhất cho người lao động và môi trường.

Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể: Mọi người đều có quyền tự do thành lập, tham gia và tổ chức công đoàn và có người đại diện cho mình để thương lượng tập thể với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tôn trọng quyền này và không được can thiệp vào dưới bất kỳ hình thức nào.

Không phân biệt đối xử: Không phân biệt, loại trừ hoặc dành ưu tiên nhất định cho các cá nhân dựa vào giới tính, độ tuổi, tôn giáo, chủng tộc, tầng lớp xã hội, quốc tịch, bệnh tật… hoặc bất kỳ điều kiện nào khác có thể phát sinh sự phân biệt đối xử.

Trả công: Tối thiểu phải tuân theo chế độ tiền lương của nước sở tại; tiền lương phải được thanh toán đúng kỳ hạn, đều đặn và đầy đủ một cách hợp pháp; các khoản khấu trừ phải được thực hiện theo đúng quy định.

Thời gian làm việc: Đảm bảo thời gian làm việc không vượt quá 48 giờ mỗi tuần. Tuân thủ các quy định luật pháp quốc gia hiện hành về thời gian làm việc và nghỉ lễ. Làm thêm giờ phải trên cơ sở tự nguyện và lương phải trả cao hơn mức lương bình thường.

An toàn và sức khỏe ở nơi làm việc: Doanh nghiệp phải đảm bảo môi trường làm việc an toàn, có biện pháp hữu hiệu phòng ngừa tai nạn lao động hoặc các thương tật gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Doanh nghiệp phải đảm bảo hỗ trợ y tế, cung cấp nước uống, khu vực ăn uống và nghỉ ngơi an toàn, sạch sẽ, cung cấp miễn phí các thiết bị bảo vệ cá nhân hiệu quả cho người lao động.

Cấm sử dụng lao động trẻ em: Phải có biện pháp xác minh độ tuổi thật như một quy trình tuyển dụng nhằm bảo vệ trẻ em không bị bóc lột..

Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỉ luật: Doanh nghiệp hay đơn vị cung cấp lao động cho doanh nghiệp không được giữ lại bất kì khoản nào trong tiền lương, tiền công… để ép buộc họ làm việc cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động. Nghiêm cấm có những hành vi trừng phạt về thể xác, tinh thần hay áp bức, bạo lực và có lời nói xúc phạm nhân viên.

Các vấn đề về an toàn và môi trường: Đảm bảo tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn về quản lý, xử lí và loại bỏ rác thải.

Hệ thống quản lý: Có hệ thống quản lý nhằm đảm bảo việc thực hiện phù hợp các yêu cầu của Bộ Quy tắc ứng xử BSCI. Không tham gia và bất kỳ hành động tham nhũng, tống tiền hay tham ô, hối lộ trong hoạt động kinh doanh. Không được làm sai lệch thông tin hoặc bất kỳ hành động xuyên tạc nào trong chuỗi cung ứng.

1.2.3.2. Bộ nguyên tắc CERES

Ra đời từ đầu năm 1990, Bộ nguyên tắc CERES của Liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường (Coalition for Environmentally Responsible Economies) yêu cầu các công ty ủng hộ cam kết tuân thủ các nguyên tắc bền vững về môi trường. Nội dung của CERES gồm 10 nguyên tắc sau:

Bảo vệ sinh quyển: Cần giảm ô nhiễm môi trường và cải tiến liên tục để loại bỏ các chất thải nguy hại đến môi trường không khí, nước nhằm bảo vệ môi trường sống.

Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên: Cam kết sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên tái tạo như nước, đất và rừng. Đồng thời, phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.

Giảm thiểu và xử lý chất thải: Cần có biện pháp tái chế nhằm giảm thiểu và loại bỏ chất. Các rác thải được xử lý thông qua các biện pháp đảm bảo an toàn cho môi trường.

Bảo tồn năng lượng: Cải thiện hiệu quả việc sử dụng năng lượng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cố gắng sử dụng nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường.

Giảm thiểu rủi ro: Cần giảm thiểu rủi ro về môi trường, sức khỏe và an toàn lao động cho nhân viên, cộng đồng bằng việc áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất an toàn. Đồng thời, cần có biện pháp đối phó với các trường hợp khẩn cấp.

Sản phẩm và dịch vụ an toàn: Cần giảm thiểu, loại bỏ việc sử dụng, sản xuất hoặc bán các sản phẩm, dịch vụ có hại cho môi trường hay sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. Thông báo cho khách hàng về các tác động đối với môi trường mà sản phẩm, dịch vụ đó mang lại.

Phục hồi môi trường: Cần có biện pháp khắc phục những hậu quả gây ra cho môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Công bố thông tin rõ ràng: Cần thông báo kịp thời, đầy đủ những thông tin về các tác động có thể có tới sức khỏe, an toàn hoặc môi trường do doanh nghiệp gây ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức đối thoại và lấy ý kiến của cộng đồng xung quanh nơi doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp không ngăn cấm nhân viên trình báo các thông tin gây ảnh hưởng tới môi trường cho ban quản trị hoặc cơ quan chức năng.

Cam kết của ban quản trị: Ban quản trị doanh nghiệp phải thực hiện các nguyên tắc này, chịu trách nhiệm về chính sách môi trường và đảm bảo thông tin về môi trường được báo cáo đầy đủ. Đồng thời, các thành viên trong ban quản trị phải cam kết đảm bảo môi trường như một yêu cầu bắt buộc.

Đánh giá và báo cáo: Hàng năm phải tiến hành đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này và cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho công chúng.

1.2.3.3. Tiêu chuẩn ISO 26000

Tiêu chuẩn này được đưa ra bởi Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế, có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp quy mô toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 26000:2010 không cấp chứng chỉ, không nhằm đưa ra cơ sở cho các hoạt động pháp lý, khiếu nại, phòng vệ hoặc bất cứ vụ kiện quốc tế, quốc gia hoặc kiện tụng khác và chỉ hỗ trợ các tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội một cách linh hoạt, hiệu quả.

Tại Việt Nam có bộ tiêu chuẩn việt nam TCVN ISO 26000:2013 hoàn toàn tương đương với bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000:2010 về TNXHDN do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC01/SC1 Trách nhiệm xã hội biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, gồm bảy chủ đề cốt lõi: Điều hành tổ chức; Quyền con người; Thực hành lao động; Môi trường; Thực tiễn hoạt động công bằng; Vấn đề người tiêu dùng; Sự tham gia và phát triển của cộng đồng.

Điều hành tổ chức: Điều hành hiệu quả cần dựa trên sự kết hợp các nguyên tắc TNXH với việc ra quyết định và thực thi quyết định, bao gồm việc giải trình, tính minh bạch, ứng xử có đạo đức, tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan, tôn trọng nguyên tắc pháp quyền, tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế và tôn trọng quyền con người. Ngoài ra, tổ chức cần xem xét các hành động, chủ đề cốt lõi và các vấn đề TNXH khi thiết lập và xem xét lại hệ thống điều hành. Lãnh đạo cũng là yếu tố quan trọng để điều hành tổ chức hiệu quả, điều này không chỉ đúng đối với việc ra quyết định mà còn đối với việc thúc đẩy người lao động thực thi TNXH và tích hợp TNXH vào văn hóa tổ chức.

Quyền con người: Trách nhiệm này đòi hỏi thực hiện các biện pháp tích cực nhằm đảm bảo rằng tổ chức tránh được việc chấp nhận một cách thụ động

hoặc tham gia một cách chủ động vào việc xâm phạm quyền con người. Tổ chức cần tôn trọng mọi quyền công dân và chính trị của cá nhân bao gồm cuộc sống cá nhân, tự do về quan điểm và thể hiện… Phải có nỗ lực thích đáng trong việc xác định, phòng ngừa và chỉ ra những tác động thực tế hoặc tiềm ẩn về quyền con người do các hoạt động của tổ chức hoặc các bên liên quan gây ra. Tổ chức cần có sự quan tâm đặc biệt khi đối mặt với những thách thức và xử lý những tình huống khó xử liên quan đến quyền con người như đói nghèo, thảm họa thiên nhiên, thách thức về sức khỏe, các hoạt động có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài nguyên nước hay khí quyển, tham nhũng… Tổ chức cần nhận thức, phòng ngừa và giải quyết các nguy cơ đồng lõa, cần thiết lập hoặc đảm bảo có sẵn cơ chế khắc phục để sử dụng nội bộ và cho các bên liên quan. Tổ chức cần chú ý để đảm bảo không phân biệt đối xử với người lao động, các đối tác, khách hàng, các bên liên quan, thành viên và bất kỳ người nào mà tổ chức có liên hệ hoặc những người mà tổ chức có thể tác động tới.

Thực hành lao động: Tổ chức cần tuân thủ nghĩa vụ pháp luật đặt ra cho người sử dụng lao động, sử dụng lao động hiệu quả, đảm bảo điều kiện làm việc, thời gian làm việc, lương bổng, chế độ nghỉ lễ, thai sản… Tổ chức luôn tôn trọng quyền của người lao động trong việc thành lập hoặc tham gia tổ chức riêng của mình nhằm nâng cao quyền lợi của họ hoặc để thương lượng tập thể. Tổ chức cần phổ biến yêu cầu người lao động cần tuân thủ tất cả các quy trình an toàn lao động, cung cấp thiết bị an toàn ần thiết, có chính sách, hoạt động về sức khỏe người lao động. Tạo cho người lao động có thể tiếp cận với việc phát triển kỹ năng, đào tạo và học nghề, cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Môi trường: Tổ chức cần xác định các khía cạnh và tác động của các quyết định và hoạt động của tổ chức lên môi trường xung quanh, có các biện

pháp nhằm phòng ngừa ô nhiễm và chất thải, sử dụng hệ thống quản lý rác thải, giảm thiểu ô nhiễm trực tiếp, gián tiếp trong phạm vi kiểm soát hay ảnh hưởng của tổ chức. Tổ chức cần áp dụng các biện pháp hiệu quả về nguồn tài nguyên nhằm giảm việc sử dụng năng lượng, nước và các tài nguyên khác, giảm thiểu phát thải gây biến đổi khí hậu và thích nghi với biến đổi khí hậu. Tổ chức cần có biện pháp để tránh tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên và khôi phục hệ sinh thái.

Thực tiễn hoạt động công bằng: Tổ chức cần thiết lập và duy trì hệ thống chống tham nhũng hiệu quả, nâng cao nhận thức của người lao động, đại diện người lao động, nhà thầu và nhà cung cấp về tham nhũng… Tổ chức có thể hỗ trợ các quá trình chính trị công và khuyến khích xây dựng chính sách công có lợi cho toàn xã hội. Tổ chức cần cấm các hoạt động liên quan đến thông tin sai lạc, xuyên tạc, đe dọa hoặc ép buộc.

Vấn đề người tiêu dùng: Tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng cũng như các khách hàng khác có trách nhiệm với người tiêu dùng và khách hàng đó về thông tin chính xác, sử dụng thông tin marketing lành mạnh, minh bạch, hữu ích và các quy trình hợp đồng, thúc đẩy tiêu dùng bền vững, thiết kế sản phẩm và dịch vụ dùng được cho mọi đối tượng và, khi thích hợp, phục vụ cho những người bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương.

Sự tham gia và phát triển cộng đồng: Sự tham gia và phát triển cộng đồng là các thành phần không tách rời của sự phát triển bền vững. Sự tham gia của cộng đồng tổ chức cần xuất phát từ việc thừa nhận rằng tổ chức là một bên liên quan trong cộng đồng, chia sẻ lợi ích chung với cộng đồng. Tổ chức có thể đóng góp thông qua các đầu tư xã hội vào việc tạo lập của cải và thu nhập qua các sáng kiến phát triển kinh tế địa phương, mở rộng các chương trình giáo dục và phát triển kỹ năng, cung cấp và/hoặc thúc dẩy các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giải quyết các vấn đề môi trường ở địa

phương, ưu tiên cho các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ của địa phương hay các hoạt động từ thiện, hỗ trợ của tổ chức...

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã nêu một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhất là các nghiên cứu về CSR tại các công ty sản xuất xi măng liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu. Các khái niệm về CSR được tác giả trình bày theo dòng thời gian từ những năm đầu cho đến nay. Đồng thời cho thấy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp đó mà còn mang lại lại ích cho quốc gia sở tại.

Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của người lao động về CSR, tác giả đã dựa trên mô hình kim tự tháp về CSR của Carroll (1991) theo bốn khía cạnh: Khía cạnh về kinh tế, khía cạnh về pháp luật, khía cạnh về đạo đức và Khía cạnh về từ thiện.

Hơn nữa, để đánh giá thực trạng thực hiện CSR của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, tác giả sử dụng các tiêu chí đánh giá trên ba khía cạnh: Các hành động liên quan đến người lao động, các hành động liên quan đến môi trường, các hành động liên quan đến cộng đồng được tổng hợp dựa trên Bộ Quy tắc ứng xử BSCI, Bộ nguyên tắc CERES và Tiêu chuẩn ISO 26000.

Việc đánh giá thực trạng công tác thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn được trình bày chi tiết ở chương 3.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

Các bước cần thiết để thực hiện luận văn được mô tả như hình sau:

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Thực trạng công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn

Tổng quan các công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 25)