Với những hạn chế nêu trên, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng quy mô mẫu khảo sát tới khách hàng, các bên liên quan. Đồng thời, bổ sung nhằm đa dạng hóa các tiêu chí đánh giá và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xem xét mối quan hệ, tác động của các biến số khác nhau gây ảnh hưởng đến mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Chương 4, qua đánh giá thực trạng công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn ở chương 3 và dựa trên mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp giúp nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Sử dùng truyền thông thông qua trang web chính thức của Công ty và truyên thông nội bộ để giúp người lao động hiểu về CSR và những lợi ích mà nó mang lại. Đồng thời, cộng đồng và các bên liên quan nắm rõ được các hoạt động về CSR của doanh nghiệp.
Giải pháp tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động, môi trường và cộng đồng bao gồm:
- Xây dựng hệ thống đánh giá công việc để xây dựng cấu trúc tiền lương hợp lý và các chế độ đãi ngộ như đóng bảo hiểm xã hội cho CBCNV theo mức lương thực lĩnh, có chế độ nghỉ sinh để nguyên lương cho phụ nữ.
- Hoàn thiện đội ngũ cán bộ chuyên trách đào tạo của Công ty
- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, công nhân viên của Công ty
- Đào tạo và phát triển gắn với khuyển khích người lao động. - Đầu tư trạm phát điện sử dụng công nghệ tận dụng nhiệt khí thải. - Thông qua truyền thông và gắn kết chặt chẽ với chính quyền địa phương để làm tốt hơn trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Các giải pháp trên nếu được sự cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo và cả người lao động của Công ty sẽ góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế và cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang ngày càng trở thành một chủ đề quan trọng được thảo luận rất nhiều trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong những năm gần đây, đã có một số doanh nghiệp trong nước chủ động thực hiện CSR và nhờ đó, thương hiệu của họ càng được xã hội biết đến, như các tập đoàn Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, ACB, Sacombank, Kinh Đô,… Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững" được tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập. CSR ngoài việc là một công cụ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài, tạo dựng uy tín thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng… đem lại lích ích cho doanh nghiệp, mà còn mang lại lợi ích cho cộng đồng và cho chính quốc gia mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về CSR, Bộ quy tắc ứng xử BSCI, Bộ nguyên tắc CERES, Tiêu chuẩn ISO 26000, nghiên cứu này đã tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác thực hiện CSR tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Công ty đang thực hiện tốt nhất là đối với cộng đồng rối sau là CSR đối với môi trường và cuối cùng là CSR đối với người lao động. Với quy mô mẫu còn hạn chế, nhưng kết quả nghiên cứu này đã phản ánh khá sát thực tế về tình hình nhận thức và thực hiện CSR tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn. Từ đó, tác giả đã đưa ra những đề xuất để
tiếp đẩy mạnh việc thực hiện CSR tại Công ty và hy vọng sẽ được Lãnh đạo Công ty quan tâm, tiếp nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Phạm Văn Đức, 2011. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Tạp chí Quản lý kinh tế, số 9, trang 18-23.
2. Nguyễn Thị Phương Hà, 2017. Trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Hùng, 2010. Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 4, trang 15-26.
4. Bùi Thị Lan Hương, 2010. Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cẩm nang dành cho CEO: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trang 52-71. Hà Nội: Nhà xuất bản thanhh niên.
5. Võ Thị Mỹ Hương, 2010. Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sự nghiệp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cẩm nang dành cho CEO: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trang 110-128. Hà Nội: Nhà xuất bản thanhh niên.
6. Đặng Thị Hoa và Giáp Thị Huyền Trang, 2016. Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu điểm tại Công ty TNHH Long Hà - Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp, số 1, trang 101-111.
7. Nguyễn Ngọc Thắng, 2017. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Nhâm Tuất và cộng sự, 2012. Hiện trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Công ty xi măng Bút Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 96, trang 267-271.
Tài liệu tiếng Anh:
9. Adeolu O. Adewuyi Afolabi E. Olowookere, (2010). CSR and sustainable community development in Nigeria: WAPCO, a case from the cement industry. Social Responsibility Journal, 6: 522 - 535.
10. Archie B. Carroll, 1999. The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders. Business Horizons, 4: 39-48.
11. Archie B. Carroll, 1999. Corporate Social Responsibility: Evolution of a Definitional Construct. Business & Society, 3: 268-295.
12. Bhattacharya, C.B., Sen, S. & Korschun D., 2008. Using Corporate Social Responsibility to Win the War for Talent. MIT Sloan Management Review, 49: 37-44.
13. Bree Barker , Louise Ingersoll & Gregory Teal, 2013. Employee integration in CSR in the cement industry: inclusivity andits limits.
Labour & Industry, 23: 34-53.
14. Horník, 2014. Communication of CSR policies within major Czech cement producers. Bachelor thesis. Mendel University.
15. Jacobs, B.W., Singhal, V.R., and Subramanian, R., 2010. An Empirical Investigation of Environmental Performance and the Market Value of the Firm. Journal of Operations Management, 28: 430-441.
16. Perrini, F., Russo, A., Tencati, A., and Vurro, C., 2009. Going Beyond a Long-Lasting Debate: What is Behind the Relationship between Corporate Social and Financial Performance? Working paper, SDA Bocconi School of Management.
17. Richard E. Smith, 2011. Defining Corporate Social Responsibility: A Systems Approach For Socially Responsible Capitalism. Master of Phylosophy Theses. University of Pennsylvania.
18. Surroca, J. Tribó, J.A. & Waddock, S., 2010. Corporate Responsibility and Financial Performance: The Role of Intangible Resources. Strategic Management Journal, 31: 463-490.
Nguồn Internet:
19. Xuân Thủy và Trung Kiên, 2019. Phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng. Báo Nhân dân, [trực tuyến] < http://nhandan.com.vn/kinhte/item/38819502-phat-trien-ben-vung- nganh-cong-nghiep-xi-mang.html> [07/01/2019].
20. Quỳnh Trang, 2016. Vicem Bút Sơn thực hiện tốt các công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Xi măng Việt Nam, [trực tuyến] <http://ximang.vn/doanh-nghiep/chan-dung/vicem-but-son-thuc-hien- tot-cac-cong-tac-an-sinh-xa-hoi-bao-ve-moi-truong-8836.htm>
[21/09/2016].
21. Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả: Nêu cao trách nhiệm xã hội trong
phát triển. Báo Quảng Ninh, [trực tuyến]
<http://www.ximangcampha.vn/17/34/cong-ty-co-phan-xi-mang-cam- pha-neu-cao-trach-nhiem-xa-hoi-trong-phat-trien.html> [25/12/2015]. 22. Vicem Hoàng Thạch: Gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội. Tạp chí
<http://vccinews.vn/news/18261/vicem-hoang-thach-gan-kinh-doanh- voi-trach-nhiem-xa-hoi.html> [14/7/2017].
23. Top 10 CSR Research Findings of 2011. <https://nbs.net/p/top-10-csr- research-findings-of-2011-54cee2d0-51c9-458b-8e6c-35cc56022396>. [December 12, 2011].
24. Trang web Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn. http://www.vicembutson.com.vn/
PHỤ LỤC 01
PHIẾU KHẢO SÁT
CÔNG TÁC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI VICEM BÚT SƠN
Xin chào anh/chị
Tôi tên là Nguyễn Văn Dũng, đang là học viên Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Đây là khảo sát liên quan đến luận văn tốt nghiệp nhằm nghiên cứu về nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn. Thông tin anh/chị cung cấp đảm bảo sẽ được giữ kín và mục đích phục vụ cho nghiên cứu.
Nội dung khảo sát gồm hai phần: Phần 1 liên quan đến một số thông tin cá nhân; Phần 2 là các thông tin về nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc trả lời các thông tin trong phiếu khảo sát này sẽ không mất nhiều thời gian của anh/chị và có ý nghĩa rất lớn đóng góp vào thành công trong việc nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
PHẦN 1
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Anh/Chị tích dấu “X” vào các ô thông tin phù hợp dưới đây
1. Tuổi:
Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi
Từ 41 đến 50 tuổi Trên 51 tuổi
2. Giới tính:
Nam Nữ
3. Trình độ học vấn:
Trung học phổ thông Cao đẳng, trung cấp
Đại học Sau đại học
4. Thời gian làm việc tại Công ty:
PHẦN 2
THÔNG TIN VỀ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Với mỗi nhận định dưới đây về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, anh/chị hãy tích “X“ vào các ô theo quan điểm và nhận biết của anh/chị (Thang đánh giá gồm 5 mức độ tương ứng như sau: 1 = Rất không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Không ý kiến; 4 = Đồng ý; 5 = Rất đồng ý)
STT hiệu Ký Các nhận định
Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5
1 B1 CSR là cam kết đạt lợi nhuận cao nhất có thể
2 B2 CSR là duy trì mức độ hiệu quả hoạt động cao
3 B3 Một công ty thành công được xác định là một công ty luôn có lợi nhuận
4 L1 CSR là phải tuân thủ các quy định của pháp luật
5 L2 CSR là cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng tối thiểu các yêu cầu của pháp luật
6 L3
Một công ty thành công được xác định là một công ty thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp luật
7 E1 CSR là thực hiện các hoạt động phù hợp với kỳ vọng của xã hội và các chuẩn mực đạo
STT hiệu Ký Các nhận định
Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5
đức, được xã hội chấp nhận
8 E2
CSR là thực hiện các hành vi đạo đức vượt ra ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật
9 P1
CSR là các nhà quản lý và nhân viên tham gia vào các hoạt động từ thiện tại cộng đồng địa phương
10 P2 CSR là cung cấp hỗ trợ cho các tổ chức giáo dục
11 P3
CSR là hỗ trợ một cách tự nguyện các dự án nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng
PHẦN 3
THÔNG TIN VỀ MỨC ĐỘ CÔNG TÁC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VICEM BÚT SƠN
Với mỗi vấn đề dưới đây về công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của Vicem Bút Sơn, anh/chị hãy tích “X“ vào các ô tương ứng (Thang đánh giá gồm 5 mức độ tương ứng như sau: 1 = Chưa nhận thức được; 2 = Đã nhận thức nhưng chưa thực hiện; 3 = Đã có kế hoạch để thực hiện; 4 = Đã thực hiện một phần; 5 = Đã thực hiện đầy đủ)
1. Các hành động liên quan đến ngƣời lao động
STT hiệu Ký Các nhận định
Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5
1 LD1 Trong Công ty không có sự phân biệt đối xử
2 LD2
Công ty bảo đảm cơ hội bình đẳng cho mọi người lao động (trong việc tuyển dụng, đề bạt, điều động, luân chuyển lao động…)
3 LD3
Công ty tạo điều kiện làm việc cho người lao động có thể cân bằng giữa công việc và đời sống
4 LD4 Công ty có chế độ trả lương, thưởng đúng, đủ theo quy định của pháp luật và Công ty
5 LD5
Công ty thực hiện thời gian làm việc, làm thêm giờ và thu nhập thêm giờ theo quy định của pháp luật và của Công ty
STT hiệu Ký Các nhận định
Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5
6 LD6 Công ty có khu vực ăn uống, nghỉ ngơi sạch sẽ, an toàn
7 LD7
Công ty có và duy trì chế độ khám sức khỏe định kỳ, cung cấp quy trình, thiết bị an toàn cần thiết, trang bị công cụ làm việc đầy đủ
8 LD8
Công ty có chương trình phát triển kỹ năng; nâng cao tay nghề; đào tạo và học nghề; tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp
2. Các hành động liên quan đến môi trƣờng
STT hiệu Ký Các nhận định
Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5
1 MT1
Công ty có nỗ lực trong việc sử dụng, cải tiến thiết bị nhằm sử dụng năng lượng phục vụ sản xuất hiệu quả và giảm thiểu phát thải ra môi trường
2 MT2
Công ty có những hoạt động nhằm khôi phục hệ sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường, khắc phục những hậu quả gây ra cho môi trường do hoạt động sản xuất của Công ty
3 MT3 Công ty có biện pháp tái chế nhằm giảm thiểu và loại bỏ chất thải
STT hiệu Ký Các nhận định
Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5
thông qua các biện pháp đảm bảo an toàn cho môi trường 3. Các hành động liên quan đến cộng đồng STT hiệu Ký Các nhận định Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 1 CD1
Công ty có quan hệ gắn kế với chính quyền địa phương nhằm phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan trong hoạt động sản xuất
2 CD2
Công ty ưu tiên cho các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ địa phương, tạo nhiều việc làm cho người lao động địa phương
3 CD3
Công ty khuyến khích và ủng hộ nhân viên tham gia các hoạt động cộng đồng (hiến máu, ủng hộ quỹ người nghèo, ủng hộ quỹ khuyến học địa phương…)
4 CD4
Công ty có công bố các hoạt động nhằm giám sát, cải thiện chất lượng môi trường tới công chúng
5 CD5 Công ty có những đầu tư, tài trợ vào hoạt động, dự án vì sự phát triển cộng đồng
PHỤ LỤC 02
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ
Hình ảnh khu vực đường phía ngoài nhà máy
Hình ảnh phòng điều khiển trung tâm
Hình ảnh khu vực máy đóng bao xi măng