cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
Về nhận thức về trách nhiệm xã hội của CBCNV của Công ty theo mô hình kim tự tháp về CSR của Carroll là khá tốt. Tuy nhiên, chưa thực sự sâu sắc, còn mang nhiều tính suy luận, ý hiểu của cá nhân. Sự hiểu biết về trách nhiệm kinh tế liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn rất hạn chế, điều này cũng dễ hiểu bởi đặc điểm của Công ty thuộc ngành công nghiệp nặng, mặc dù trình độ đại học và sau đại học tương đối lớn, nhưng phần lớn người lao động thuộc khối ngành kỹ thuật, đi làm theo ca, kíp dẫn đến sức khỏe ít nhiều bị ảnh hưởng, ít có thời gian tiếp xúc với các vấn đề về CSR. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CSR, lợi ích của CSR hay các hoạt động về CSR còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần có giải pháp giúp hiểu rõ và nâng cao nhận thức về CSR cũng như lợi ích mà CSR mang lại.
Về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn: Kết quả khảo sát cho thấy mức điểm trung bình tương ứng
với mức độ thực hiện từng nhóm chủ đề của CSR là chưa tốt với cả 3 chủ đề đều có điểm trung bình trong khoảng 3 điểm. Các mức điểm thể hiện cụ thể trong bảng dưới.
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá chung công tác thực hiện TNXH của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
STT Nội dung Điểm
trung bình Giải thích
1 TNXH đối với người lao động 3,30 Đã có kế hoạch để thực hiện
2 TNXH về môi trường 3,38 Đã có kế hoạch để
thực hiện
3 TNXH đối với cộng đồng 3,78 Đã có kế hoạch để
thực hiện
Điểm trung bình chung 3,49
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Như vậy, trong 3 chủ đề đều có những vấn đề Công ty thực hiện chưa tốt đã làm ảnh hưởng đến số điểm trung bình, nguyên nhân của điều này là do:
TNXH đối với người lao động:
- Một là, người sử dụng lao động mới chỉ quan tâm, đáp ứng những quyền lợi cơ bản của người lao động như trang bị công cụ lao động đầy đủ và đảm bảo an toàn để họ hoàn thành tốt công việc (xem thêm phụ lục) chứ chưa chú trọng đến việc ghi nhận năng lực để đào tạo, điều động họ, để phát huy hết năng lực hiện có của người lao động.
- Hai là, vấn đề về trả lương và chính sách làm việc ngoài giờ của người lao động cũng là một nội dung đáng chú ý. Một trong những tiêu chí trả
lương công bằng, hiệu quả đó là tiêu chí kết quả đánh giá thực hiện công việc là quan trọng nhất và có tính chất quyết định tới kết quả trả lương. Tuy nhiên, ở Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, công tác đánh giá kết quả được thực hiện chưa tốt, hệ thống đánh giá kết quả mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức, không đánh giá đúng tình tình hình thực hiện công việc của từng loại lao động và chưa gắn với quyền lợi của họ, chính vì lẽ đó mà trong hệ thống trả lương của Công ty chưa thực sự đảm bảo được tính công bằng và chưa đem lại sự hài lòng cho người lao động. Ngoài ra, người lao động chưa thực sự hài lòng với chế độ được hưởng khi làm thêm ngoài giờ như chấm lương ngoài giờ và chế độ nghỉ bù phù hợp.
- Ba là, hàng năm Công ty đều đã xác định nhu cầu đào tạo và tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho nhân viên trong Công ty. Hoạt động này nhiều năm nay đã được quan tâm nhưng chương trình đào tạo chưa được phù hợp, phần đánh giá chất lượng đào tạo chưa được sát sao nên không đánh giá được khả năng hay hiệu quả công việc của nhân viên sau các khoá đào tạo, điều này vừa gây ra sự lãng phí cho Công ty vừa làm cho người lao động không cảm thấy ý nghĩa của các khoá đào tạo. Đây là một điều mà công ty cần phải khắc phục để nâng cao được hiệu quả đào tạo và hiệu suất công việc hơn đối với nhân viên của mình, tránh những lãng phí không đáng có.
TNXH về môi trường: Mặc dù Công ty đã có nỗ lực trong việc sử dụng, cải tiến thiết bị nhằm giảm thiểu phát thải ra môi trường hay có những hoạt động nhằm khôi phục hệ sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường, nhưng với đặc thù ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên và sinh ra nhiều chất thải thì Công ty chưa có biện pháp hiệu quả để tái chế nhằm giảm thiểu và loại bỏ chất thải ra môi trường.
TNXH đối với cộng đồng: Do chưa thường xuyên công bố các hoạt động nhằm giám sát, cải thiện chất lượng môi trường tới công chúng, nhất là
với cộng đồng dân cư xung quanh khu vực sản xuất. Thêm vào đó là việc gắn kết với chính quyền địa phương nhằm giải quyết các vấn đề liên quan trong hoạt động sản xuất chưa thực sự tốt nên có vẫn có các cuộc biều tình của nhân dân địa phương về vấn đề bụi và ô nhiễm môi trường sống, đền bù cho hộ dân bị mất đất canh tác…
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong chương 3 đã giới thiệu một cách tổng quát về quá trình hình thành, phát triển, mô hình tổ chức, kinh doanh của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn. Thông qua việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thu được, tác giả đã mô tả, đánh giá và cho thấy được một số hạn chế trong công tác thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty.
Về nhận thức về trách nhiệm xã hội của CBCNV của Công ty là khá tốt, tuy nhiên, còn mang nhiều tính suy luận, ý hiểu của cá nhân do vấn đề truyền thông về CSR còn nhiều hạn chế.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty theo ba khía cạnh sẽ có những vấn đề nổi trội làm ảnh hưởng lớn đến chỉ số đánh giá chung, cụ thể: - TNXH đối với người lao động: Công ty vẫn chưa làm tốt việc tạo điều kiện làm việc cho người lao động có thể cân bằng giữa công việc và đời sống và thực hiện thời gian làm việc, làm thêm giờ và thu nhập thêm giờ cho người lao động.
- TNXH về vấn đề môi trường: Công ty chưa có biện pháp hiệu quả để tái chế nhằm giảm thiểu và loại bỏ chất thải ra môi trường.
- TNXH đối với cộng đồng: Công ty chưa thực hiện tốt việc công bố các hoạt động nhằm giám sát, cải thiện chất lượng môi trường tới công chúng và chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan trong hoạt động sản xuất.
Từ các đánh giá chung và phân tích các nguyên nhân của thực trạng công tác thực hiện TNXH của Công ty, việc tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn là vấn đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của Công ty.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT
SƠN
4.1 Mục tiêu, chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của Công ty
4.1.1. Các căn cứ xây dựng mục tiêu
Xây dựng Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn là Công ty sản xuất kinh doanh xi măng đứng hàng đầu Việt Nam. Phát huy các thế mạnh của đơn vị, khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động của Công ty trên tất cả các lĩnh vực để đạt hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:
- Ồn định và phát triển toàn diện, đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra. Mở rộng nhiều ngành nghề, duy trì vị thế tại thị trường Hà Nội, thị trường khu vực Tây Bắc và phát triển thị trường ra các tỉnh trên toàn quốc, từng bước tạo thương hiệu cho Công ty. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đảm bảo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý Công ty nhằm phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo, chủ động của các phòng ban và đơn vị thành viên. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ quản lý.
- Đầu tư phát triển bền vững: Căn cứ nhu cầu kế hoạch phát triển của địa phương, tỉnh và trung ương để xây dựng chiến lược phát triển bền vững.
- An toàn và phát triển vốn, nâng cao năng lực chuyên môn trong sản xuất kinh doanh. Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến điều kiện làm việc để nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Xây dựng các cơ chế chính sách điều hành phù hợp mang tính chủ động cao phát huy hết khả năng của từng ca, đội, tổ. Nghiên cứu xây dựng quy chế cho người lao động và quản lý trên cơ sở động viên khích lệ người lao động hăng say công tác, thu hút nhân tài gắn bố lâu dài với Công ty, tiến tới người lao động là chủ Công ty thực sự.
- Nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực, đầu tư khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt, đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức cho các đoàn thể hoạt động đều đặn và hàng năm tổ chức hộ thảo thăm quan du lịch, tạo khí thế phấn khởi trong lao động sản xuất. Phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể: Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện tốt cơ chế dân chủ trong Công ty thông qua việc cán bộ công nhân viên bàn bạc xây dựng và thực hiện các nội dung, quy chế, các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Thực hiện công khai minh bạch về quy chế tiền lương, tiền thưởng, tài chính và trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên.
- Định hướng công tác quản trị nhân lực của Công ty trong thời gian tới - Về chính sách chất lượng - môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp:
+ Chỉ đưa ra thị trường các loại sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý và phương thức giao hàng thuận lợi, nhằm thỏa mãn tốt nhấ các yêu cầu chính đáng của khách hàng.
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho tất cả mọi người làm việc dưới sự kiểm soát của Công ty.
+ Tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn vệ sinh lao động của pháp luật Việt Nam và những yêu cầu khác liên quan mà công ty đăng ký áp dụng.
+ Tham gia duy trì cải tiến liên tục Hệ thống quản lý chất lượng - môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp thông qua việc cung cấp đầy đủ các nguồn lực cho việc thực hiện các hệ thống trên.
- Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, chung tay sẻ chia vì một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người.
Đứng trước những khó khăn và thách thức trong thời kỳ hiện nay, để Công ty có thể phát triển bền vững và có thể đạt được các mục tiêu đề ra trên đây, công tác trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng.
4.1.2. Các mục tiêu cụ thể
Từ các mục tiêu chiến lược của Công ty đề ra, trong thời gian tới các mục tiêu cụ thể của Công ty đó là:
4.1.2.1. Mục tiêu đối với người lao động:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của Công ty.
- Thu hút và tuyển dụng lao động đảm bảo về số lượng, chất lượng, có năng lực có trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên thực hiện việc đánh giá về chất lượng và số lượng lao động hiện có. Việc đánh giá chất lượng và số lượng lao động hiện có sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn của Công ty về nhân lực. Vì vậy, để lập kế hoạch nhân lực tốt, đơn vị có thể điều tra, đánh giá lao động theo các tiêu thức như: quy mô lao động, cơ cấu lao động theo trình độ, chức năng...
- Xây dựng đội ngũ lao động có tinh thần trách nhiệm và nâng cao chất lượng lao động. Phải có sự đổi mới tư duy trong quả trình sản xuất kinh doanh
của mỗi cán bộ công nhân viên bằng cách tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo ra những chuyển biến thật sự về chất trong đội ngũ người lao động.
- Hoàn thành chỉ tiêu về thu nhập bên cạnh đó nghiên cứu và cải tiến chế độ phân phối tiền lương, tiền thưởng nhằm tạo động lực nâng cao năng suất chất lượng lao động, gắn lợi ích với trách nhiệm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa điều tiết nội bộ, bình quân chủ nghĩa. Phấn đấu tăng mức thu nhập cho người lao động để họ ổn định cuộc sông gia đình và yên tâm công tác.
4.1.2.2. Mục tiêu chất lượng - môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp
- Toàn bộ sản phẩn của Công ty xuất ra thị trường đều được kiểm soát đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam mà Công ty đã công bố và áp dụng.
- 100% số vụ khiếu nại chính đáng của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ được bộ phận chuyên môn tiếp nhận, xem xét và giải quyết thỏa đáng.
- 100% số lượng rác thải của công ty được thu gom, phân loại và xử lý đúng quy định. Nồng độ bụi trong khí thải ra môi trường qua hệ thống ống khói, lọc bụi ít hơn 64mg/Nm3
. Toàn bộ các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến môi trường đều được cập nhật, xem xét và đánh giá sự tuân thủ.
- Hơn 500 lượt người/năm được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; 100% CBCNV được đào tạo về an toàn, sức khỏe, môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Hơn 30 đề tài khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật được triển khai và áp dụng.
- Không để xảy ra tai nạn lao động nặng, số vụ tai nạn lao động nhẹ ít hơn 5 vụ/năm. Tăng cường kiểm soát tình trạng hoạt động, nâng cao chất
lượng sửa chữa để giảm thiểu sự cố thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, an toàn cho người lao động và môi trường.
4.2. Một số đề xuất giải pháp
Trên con đường hội nhập, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn là một công việc vô cùng cần thiết, nó vừa mang lại lợi ích cho Công ty, lợi ích cho cộng đồng, đồng thời nó còn nâng cao khả năng cạnh tranh và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tại Việt Nam. Đây cũng là nội dung quan trọng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Việc này đối với Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn mới chỉ là bắt đầu, song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Để có thể giúp cho Công ty thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, theo tác giả cần phải thực hiện một số giải pháp dưới đây:
4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
4.2.1.1. Giải pháp về truyền thông
Kết quả khảo sát nhận thức của CBCNV Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn về CSR như đã phân tích ở chương 3 cho thấy nhìn chung cán bộ nhân viên Công ty có nhận thức khá tốt về khái niệm CSR cũng như những lợi ích mà CSR mang lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhận định còn mang nhiều tính suy luận, ý hiểu của cá nhân vẫn, bằng chứng là còn nhiều