Thế giới quan, nhân sinh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm đường luật phan bội châu thời kỳ ở huế (từ 1925 đến 1940) (Trang 40 - 45)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1. Quan điểm sáng tác và thế giới quan Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế

2.1.3. Thế giới quan, nhân sinh quan

Kể từ sau năm 1925 (thời điểm Phan Bội Châu bị bắt) tình hình Việt Nam đã có nhiều biến đổi đặc biệt là phong trào cách mạng đã đi theo hướng Xã hội chủ nghĩa do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Tuy nhiên vì phải sống trong sự

kiểm soát của thực dân, tách biệt với phong trào cách mạng nên Phan Bội Châu gần như không theo kịp những biến động của đời sống xã hội.Trong hoàn cảnh ấy chính “cái sầu nước mất, cái tủi sức hèn, nỗi lo làm phiền muộn đồng bào và sức khỏe mòn hao đã hơn một lần khiến người nâng bút” [19]. Người chiến sĩ đó chỉ còn một cách hoạt động là sáng tác thơ văn và lấy ngòi bút làm vũ khí như truyền thống của cha ông nhằm cổ động cho phong trào cách mạng mà cả cuộc đời Cụ theo đuổi. Đồng thời Phan Bội Châu cũng chọn cho mình một quan niệm văn chương. Trong Quan niệm của tôi đối với văn chương đăng trên báo Đông Phương ngày 28 – 10 – 1931, Phan Bội Châu đã viết “Còn thứ nữa là hạng người này. Kể phần đức chỉ là đức thông thường, kể phần công không có công gì trác việt; nhưng mà tấm lòng đau đời xót tục, đôi tay chữa cháy vớt chìm chẳng khác gì người lập đức, lập công đâu. Nhưng hoặc vì thời thế gay go, hoặc vì chủ nghĩa trái tục, hoặc năng lực còn kém, hoặc vì địa vị còn thua mà không thể làm được những việc như các người trên kia, bất đắc dĩ phải mượn ba tấc lưỡi làm bộ máy xoay đời, cậy một ngòi lông làm khuôn lò nấu tục” [15]. Như vậy có thể thấy Phan Bội Châu coi việc sáng tác văn chương là một vấn đề rất mực nghiêm túc, nó là “lập ngôn” bên cạnh “lập đức” và “lập công”. Với Phan Sào Nam “lập ngôn” không phải để “lập ngôn”, “viết” không phải chỉ để “viết” mà cụ quan niệm rằng người “lập ngôn” trước hết phải có trái tim hòa nhịp với nhân dân, phải có tấm lòng đau đời xót tục, phải hành động như người chiến sĩ dùng ngòi bút là vũ khí chiến đấu. Nghệ thuật phải phục vụ con người, phục vụ chính trị. Quan niệm này có sự tương đồng gần gũi với quan niệm của các chiến sĩ cách mạng sau này:

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) Hay:

Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền (Là thi sĩ – Sóng Hồng)

Trở về nơi Bến Ngự, dẫu sáng tác văn chương là việc làm bất đắc dĩ “vì người ta may áo lấy chồng” nhưng Phan Bội Châu đã sáng tác gần 800 tác phẩm ở nhiều thể loại từ thơ, phú, văn tế cho đến câu đối, truyện, ký, bia - tán, văn tế,…Tác phẩm của cụ cũng hướng dần đến viết theo yêu cầu của cái đẹp nghệ thuật. Vì cái đẹp nghệ thuật, Phan Bội Châu đã có ý định thành lập ở Huế một thi xã và đăng trên báo Phụ nữ tân văn năm 1932 “Thưa bà con, Tôi đã gần tuổi chết, nhưng mà chưa chết. Vì chưa chết tôi phải có ăn, vì có ăn tất phải có làm. Nhưng tôi bây giờ biết làm cái gì? Sách Tây có câu: “Vì ăn mà sống, chớ chẳng phải sống mà ăn”. Tôi bây giờ vì còn có ăn, nên tôi nghĩ một cách làm, song năng lực tôi với hoàn cảnh bây giờ thì không có cái thích hợp. Tôi chỉ biết tòm tèm là câu thi, đón khe kén gió, thiệt chẳng ra gì, nhưng nghề tôi làm được chỉ có thế!!!

Vậy tôi định mở một cửa hàng dạy thi gọi là “Mộng du thi xã”.Bà con ai dốt hơn tôi, muốn học làm thi, bằng lòng bảo tôi dạy, vô luận hạng người nào, miễn có cao hứng muốn học làm thi, thì không cần giáp mặt tôi, cũng không cần cho tôi biết họ tên quê quán làm gì cả, chỉ viết thư cho tôi biết cái ý muốn học làm thi, hoặc là đăng báo gửi cho tôi số ấy, hoặc đưa thi tới bảo tôi chấm, tôi xin hết lòng hoan nghênh. Biết chừng nào, tôi xin đổ rương cạo túi mà cống hiến cho bà con.

Nay, tôi viết một bài thi làm mẫu như sau này, luôn thể cũng bày giải một vài cách về lối làm thi, gọi là mối rao hàng, xin bà con xem thử có vừa mắt hay không….”. [15]

Tuy nhiên lối thơ mà Phan Bội Châu cổ vũ và khuyến khích mọi người lại là lối thơ “thất ngôn luật thi” quen thuộc viết theo quy tắc cũ, niêm luật cụ thể “thứ nhất cốt cho thông ý. Thứ nhì là cốt cho trau lời, lời thông thuận mà ý sâu xa, lại có vẻ tự nhiên, toàn bài phải hô ứng thừa tiếp” [15]. Vì thế cho nên dù ban

học đang hiện đại hóa một cách mau lẹ với sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt của thơ Mới thì Mộng du thi xã dần dần bị phủ nhận trong đời sống văn học. Ngay chính bản thân Phan Bội Châu cũng nhận thấy sự thất bại của Mộng Du thi xã. Trong bài trả lời phỏng vấn phóng viên báo Đông Tây số 138 ra ngày 9 – 1 – 1932, Phan Bội Châu tự nhận: “Tôi về nước, ngày tháng vô liêu, không biết lấy chi giải muộn cũng tưởng vui chơi trong xóm văn chương, nào có cầu ai học. Những người gửi thư cho tôi chấm, tôi đã dặn trước không cần phải đề tính danh hay địa điểm chi cả, ngày nay xảy việc lợi dụng, thật tôi không ngờ tới. Những điều tiên sinh nói, tôi xin bái phục, thi xã Mộng Du sẽ khóa kín với đời, mà thú ngâm vịnh từ nay tôi lại một mình một bóng vậy” [15]. Khát vọng tìm người cùng chí hướng thơ văn của cụ thất bại. Khát vọng hướng văn chương tới đông đảo quần chúng cũng không thành nhưng Cụ không nản lòng. Chỉ một năm sau, trên Văn học tuần san số 2 ngày 1 – 10 – 1933, Phan Bội Châu viết bài Lối thi từ mới để cổ vũ cho lối viết mới. Phan Bôi Châu cho rằng: “Thể thi từ cũng in như một thức đồ trần thiết, đồ trần thiết đã lâu ngày, thì dầu đẹp đẽ tốt tươi, mà người ta ngó ra cũng sinh chán mắt. Thể thi từ mà nghe quá quen tai, thấy quá chán mắt, thì dầu có hay đến đâu, cũng chẳng làm sao được công chúng hoan nghênh… Bây giờ muốn cầu cho sáng lập cái thể thi từ mới, vừa người ta thích nghe dễ hiểu, vừa thành ra một thể tài thiên nhiên”[15]. Với Phan Bội Châu, văn chương phải luôn luôn có sự đổi mới; cho nên bên cạnh việc sáng tác theo những thể thơ truyền thống như thể luật Đường, thể lục bát và song thất lục bát, Phan Bội Châu còn sáng tạo ra mảng thơ Bình Dân với những đề tài giản dị, đời thường, dân dã. Tuy nhiên cổ vũ cho lối thi từ mới là một chuyện còn sáng tác thơ theo lối mới lại là chuyện khác. Thực tế cho thấy thơ Cụ không có nhiều bứt phá so với thơ cũ. Phan Bội Châu không hiểu Thơ mới, mặc dù ông tuyên bố đã làm những bài thơ mới và công bố chúng trên báo chí. Đó là mảng thơ Bình Dân xuất hiện trong vườn thơ Phan Bội Châu từ năm 1927 với bài Nói chuyện với Cu, Cò, Chuột, Heo; sau đó nở rộ hơn chục bài vào năm 1935, cho đến năm 1938 mảng thơ này kết thúc. Ở những bài thơ mà

Cụ coi là thơ mới này lại không hiện diện một yếu tố không thể thiếu của thơ mới: cái tôi trữ tình cá nhân của con người cá nhân.

Thời kỳ ở Huế, Phan Bội Châu tích cực hoạt động văn nghệ. Cụ không chỉ sáng tác văn chương mà còn viết báo, viết lời tựa cuốn sách Lược sử Cụ Phan Tây Hồ, bài tựa cho cuốn Phan Tây Hồ tang nghi thủy mạt ký và nhiều cuốn sách khác. Ngoài ra Cụ còn tham gia vào những cuộc tranh luận về văn học thời kỳ này. Tiêu biểu như năm 1926, khi phong trào “đề cao Truyện Kiều của Nguyễn Du” do Phạm Quỳnh khởi xướng đang trên đà lên cao, được nhà báo Yên Sơn (tức Thanh Tao) phỏng vấn về vấn đề này, Cụ cho rằng: “Người thiểu học coi không hiểu thấu cái tinh thần của Truyện kiều thì chỉ mang hại; mà tội nghiệp thay! Số người coi không hiểu cái chủ ý của tác giả thì nhiều, nhiều vô kể…Coi mà không hiểu, thì chỉ biết tác giả thuật chuyện một người con gái vì gia cảnh lâm vào chốn thanh lâu ô uế. Rồi những đoạn hay như khẩu khí anh hùng tự lập Từ Hải thì không lưu ý, mà chỉ ham đọc những đoạn như Kim Kiều tình tự, Thúc Kiều áiân. Đọc đi đọc lại cho thuộc lòng đặng sau này có đề thơ lá thắm, tình tự với ai thì cứ việc bắt chước… Cái hại ở đó chớ ở đâu nữa” (Về chủ ý của Truyện Kiều năm 1926. Theo bài đăng lại trên báo Trung Lập, số 8– 8 – 1931) [15]. Như vậy quan niệm văn chương của Phan Bội Châu cũng giống như quan điểm với những nhà nho chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế khi quay trở về với văn chương đề cao đạo lý, phân biệt văn chương chính thống và văn chơi, văn mua vui. Trong cuộc tranh luận này, Phan Bội Châu nhấn mạnh văn chương phải xuất phát từ “cái tâm” bởi vì “văn chương chỉ là ngôn, mà ngôn lại gốc ở nơi tâm, vì trong lòng có nghĩ ra đường nào thì miệng với bút mới phun nhả ra đường ấy” [15]. Bên cạnh đó Phan Bội Châu xác định rõ mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm “văn chương sở dĩ có giá trị, không chỉ tại ở nơi văn chương mà hơn nửa ở nơi người làm văn chương”, giữa tác phẩm và xã hội “văn chương rất có quan hệ với đường đời, đời mà thịnh thì thường có văn chương hay, mà có văn chương hay thì đường đời mới thịnh. Nếu trái thế, thì văn chương dở mà đường đời suy, vả lại đường đời suy thì văn

10- 1931) [15]. Có thể thấy những mối quan hệ này đã được Phan Bội Châu nhìn nhận dưới góc độ của một nhà nho: văn chương phải mang tính chất giáo huấn, nâng cao chí khí, dân khí; phải góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội…

Tóm lại từ tay cự phách trong làng văn cử tử, Phan Bội Châu đã trở thành một nhà thơ, nhà văn kiểu mới, một nghệ sĩ của thời đại mới. Nhưng Phan Bội Châu lại không biết ngôn ngữ châu Âu – ngôn ngữ của nền văn học hiện đại nên không đọc được các tác phẩm văn học hiện đại lúc bấy giờ. Và hai mươi lăm năm bôn ba ở nước ngoài, Cụ lại chủ yếu ở Trung Quốc chứ không phải ở Pháp hay Liên Xô, quê hương của các nền văn học hiện đại phát triển cao. Vì vậy trước những thay đổi của xã hội, của đời sống chính trị lẫn đời sống văn học cùng với việc phải sống trong vòng kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp nên Phan Bội Châu không còn là ngôi sao dẫn đường cho dân tộc trên cả hai lĩnh vực chính trị và văn học nghệ thuật. Quan niệm văn chương của Phan Bội Châu tuy đã có sự thay đổi, tiến bộ hơn so với các nhà nho đương thời “Non sông đã chết sống thêm nhục – Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” (Lưu biệt khi xuất dương) nhưng suy cho cùng vẫn là quan niệm chịu ảnh hưởng của Nho giáo: văn học giáo huấn, gửi gắm truyền đạt tâm tư chứ không phải mô tả, phản ánh; có ích chứ không phải đẹp. Vì vậy thơ ca của Phan Bội Châu thời kỳ này trong đó có thơ Nôm Đường luật, nhìn từ góc độ thể loại vẫn là sự tiếp tục thơ ca của các nhà Nho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm đường luật phan bội châu thời kỳ ở huế (từ 1925 đến 1940) (Trang 40 - 45)