Tâm trạng phẫn uất và lý tưởng anh hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm đường luật phan bội châu thời kỳ ở huế (từ 1925 đến 1940) (Trang 53 - 65)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2. Thơ Nôm Đường luật và bức chân dung tự họa của ông già Bến Ngự

2.2.1.2. Tâm trạng phẫn uất và lý tưởng anh hùng

Từ khi xuất dương cho đến khi bị bắt ở Thượng Hải, ngòi bút của Phan Bội Châu tung hoành ở hầu hết các thể loại nhưng chủ yếu là truyện, tiểu thuyết,… còn sáng tác thơ không nhiều. Nếu có thì trong những bài thơ ấy, Phan Bội Châu ít viết về mình, ít nói đến tâm sự của cá nhân. Song thời kỳ ở Bến Ngự, không thể tham gia hoạt động cách mạng cùng toàn dân, không thể gặp bạn bè đồng chí, chỉ còn lại một mình với con thuyền, vầng trăng, ngôi nhà,…Phan Bội Châu dù vẫn sáng tác văn chương nhưng làm thơ nhiều hơn cả (với hơn 700 bài thơ trong tổng số gần 800 tác phẩm ở giai đoạn này), trong đó chủ yếu là Nôm Đường luật. Đúng

như Lê Quý Đôn khẳng định: “Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”. Thơ bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ giúp cho Phan Sào Nam bộc lộ “khối huyết uất trong lòng”, giãi bày tâm sự. Vì vậy những bài thơ thể hiện tâm sự riêng của nhà thơ chiếm vị trí quan trọng nhất. Điều này hơn thế càng thành công khi Cụ sử dụng Nôm Đường luật. Người đọc thấy rõ cái tôi trữ tình với tâm trạng phẫn uất của một con người đã từng thử sức vá trời lấp biển trong suốt hai chục năm được thể hiện trong Nôm Đường luật của ông già Bến Ngự:

Chẳng cả gan sao dám đỡ trời? Tầng phen gió dữ chửa đành thôi. Trông Nghiêu bốn bể cần nương bóng, Khổ Kiệt muôn dân khát thấy hơi. Năm sắc gấm thêu toan dệt nước, Bốn phương, son mực thử xoay đời. Phun mưa rồng hỡi chờ ta chứ, Giữa đám xanh xanh vẫn sẵn ngời.

Đó là tâm trạng, là cảm hứng mang tính bi kịch cao cả của một người chí sĩ yêu nước, khát khao cứu nước nhưng không thành nên thất vọng và đau xót. Một con người yêu nước thiết tha và căm thù giặc sục sôi nhưng bất lực trước hoàn cảnh của bản thân nên tất cả cứ phải dồn nét vào trong mà càng dồn nén càng uất ức cuối cùng bật ra thành những câu thơ đầy phẫn uất và cũng đầy u uất. Đây là tâm trạng xuyên suốt mười lăm năm cuối đời của Ông già Bến Ngự, “tạo nên một thế giới tâm trạng mang cá tính riêng trong hồn thơ của thi nhân” [19, tr 83].

Phan Bội Châu là con người hành động, từng xông xáo sôi nổi tung hoành khắp chân trời góc bể với phong trào cách mạng giờ đây lại bị giam cầm, bị bắt buộc ngồi suông một xó trong lúc còn có thể cống hiến tài sức cho đất nước, cho

dân tộc. Đó là một trong những niềm uất ức lớn đối với Cụ. Yêu nước, nhìn nước mất mà không sao cứu được nước, chỉ biết “ngồi trơ mắt ếch” mà nhìn:

Mua nước không tiền đành chịu khát Khát xong toan dốc cả sông Lam.

(Không ngủ được) hoặc:

Trong đau dòng giống mây tan tác Ngoại cảm non sông bụi bốn bề

(Bệnh ngâm)

Thương dân, thấy dân khổ cực lầm than mà không vớt được dân: Cố đôi xác thịt, đôi không đặng,

Toan vớt đồng bào, vớt chẳng xong.

(Xem bức ảnh mình trước đây 32 năm, tự trào) Trước kia lòng yêu nước bắt nguồn từ một lý tưởng cao đẹp. Bây giờ yêu nước đối với Phan Bội Châu trở thành một nỗi sầu tư, niềm phẫn uất. Không thể hoạt động cách mạng một cách trực tiếp thì Phan Bội Châu đã dùng văn chương đặc biệt là thơ Nôm Đường luật làm vũ khí đấu tranh. Cụ đã viết rất nhiều tác phẩm tuyên truyền “cổ võ tấm lòng yêu nước, yêu nòi, yêu giống…gieo hạt giống cách mạng ở giữa khoảng nước biếc non xanh” (Ngục trung thư) và tuyên truyền chủ nghĩa xã hội, mong tiếp tục hoàn thành trách nhiệm của mình với quốc dân. Nhưng nếu trước đây những lời kêu gọi đầy nhiệt huyết của Cụ khích động lòng người, làm cho biết bao thế hệ thanh niên “đã cắt cụt tóc bím, vất hết sách vở văn chương cử tử cùng cái mộng công danh, xa lìa làng mạc, nhà cửa vợ con rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi, trù tính việc đánh Tây” [8, tr 443] thì giờ đây dù có đánh trống khua

chiêng nhưng quốc dân không hưởng ứng. Phan Bội Châu cảm thấy cô đơn, lạc lõng, bế tắc chỉ biết:

Cười gặng nhiều phen che nửa mắt Khóc thầm một nỗi khác hai lòng

(Lấy anh thì lấy nằm chung không nằm) Phan Bội Châu không nhận ra rằng cách mạng đã chuyển mình và quần chúng đã đi theo hướng khác mà chỉ thấy quốc dân hờ hững nên tâm hồn Cụ nhuộm thắm, tràn ngập một nỗi đau. Cụ bực bội than thở cảnh vắng lặng, trách móc sự im lìm của giấc ngủ mê say, làm bao nhiêu lời kêu gọi thiết tha của mình rơi vào chỗ trống không. Cụ “Giận cho con cháu đà hư thế - Nhớ đến cha ông dám bỏ hoài” (Họa bài thơ “Vịnh bức địa đồ rách”– bài I). Cụ nghĩ tinh thần yêu nước của nhân dân sa sút, trách mọi người quên cái nhục nô lệ, chỉ vì miếng mồi danh lợi mà mê muội, bưng tai bịt mắt, không biết mình đang sống như thế nào:

Hồn Thục kêu hoài khan giọng cuốc Cung cầm đàn mãi lảng tai trâu Khêu cầu duyên cũ hoa rơi lụy Kể chuyện đời nay đá lắc đầu

(Nhàn ngâm) Khen cho tài ngủ người mình nhỉ Kêu đến bao lâu cũng kệ thay

(Đồng hồ náo)

Người hào kiệt cô độc thất vọng khi quốc dân hờ hững bao nhiêu thì đau xót bấy nhiêu khi những người bạn, người đồng chí của Cụ dần dần mất đi. Với một người cả cuộc đời gắn liền với hoạt động cánh mạng như Phan Bội Châu, đồng chí không chỉ là những người bạn thân thiết vì sự quen biết, vì tình nghĩa

cùng một tổ chức. Ngay từ khi hoạt động ở nước ngoài trước cảnh nhiều đồng chí hy sinh, Phan Bội Châu đã tự trách mình lãnh đạo không chu đáo và bộc lộ tâm trạng đau xót: “Đầu giận không rơi trước bạn bè”. Đến khi về nước, sống trong cảnh bị giam lỏng, không thể tiếp tục hoạt động cách mạng cùng đồng chí đồng đội trong khi Phan Bội Châu cứ phải sống, chứng kiến thêm nhiều đồng chí của mình chết trước “Đối với ông, đó không chỉ là những tin buồn mà hầu như là những vố chơi khăm của số mệnh” [27]. Và mỗi dịp như thế Phan Bội Châu lại làm thơ Nôm Đường luật để bày tỏ lòng kính trọng, yêu mến những người bạn, những người đồng chí của mình. Phan Bội Châu khóc cụ Tập Xuyên:

Cuộc đời ghê gớm cánh phù du Bụi trắng mây đen bạc cả đầu. Đền nợ tang bồng hơn nửa gánh, Trót lòng thiết thạch đề ngàn thu

(Khóc cụ Tập Xuyên - bài I)

Khóc Trương Gia Mỗ:

Mây bạc non sông người vắng vẻ, Chim vàng mưa gió bạn lao xao. “Giang nam” kìa phú ai còn nhớ ? Máu quốc đầu ghềnh mấy đoạn đau !

Khóc Bà Rô Lăng:

Dốc bầu máu nóng thổi sơn hà,

Trời chẳng nghiêng đâu đất chẳng già ! Tấc lưỡi tự do thây sấm sét,

Khóc Ô Da Đỗ Tuyển, Khóc Nam Xương Thái Phiên, Khóc bạn,…Trong những bài thơ khóc bạn, khóc đồng chí ấy đâu chỉ có lòng sùng kính quý mến mà nỗi niềm đau thương xót xa tràn ngập. Đó là nỗi đau thường tình trong cảnh kẻ mất người còn. Nhưng với Phan Bội Châu, trong đau thương sao mà quằn quại, éo le, chua chát nặng nề đến thế. Người muốn một đường, trời làm một nẻo; người vẫn mong muốn ước ao với việc đuổi giặc cứu nước, nhưng thực tế không còn có điều kiện để đánh giặc cứu nước, muốn có thêm người cứu nước thì thực tế lại mất thêm người cứu nước. Càng khát khao bao nhiêu càng thất vọng đau đớn bấy nhiêu. Đó là dấu ấn tâm trạng của Phan Bội Châu trong những ngày Bến Ngự được gửi gắm qua những bài thơ Nôm làm theo thể Đường luật truyền thống.

Nhưng rồi theo thời gian nỗi đau thương càng tăng lên. Phan Bội Châu tự thấy mình hèn kém xót xa bất lực:

Sống sót ai đây thêm chán ngán Chán cho ông tạo khéo thần lân.

(Khóc bạn – bài I)

Có thể nói “những bài thơ khóc đồng chí không chỉ cho thấy hình tượng những người hào kiệt tự nhận lấy trách nhiệm cứu nước mà còn khắc họa rõ nét hình tượng người anh hùng thất thế Phan Bội Châu” [27]. Nỗi day dứt khôn nguôi về sự mất còn của đất nước, về tương lai của dân tộc và sự tồn tại vô nghĩa của bản thân khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi khi đọc những bài thơ như vậy.

Bạn bè, đồng chí lần lượt ra đi, tuổi cao, bệnh tật, phải sống trong sự bao vây nhòm ngó, mất tự do, ít người lui tới, Phan Bội Châu ngày ngày chỉ biết quanh quẩn với đám học trò, bầu bạn với mây gió, với tiếng ếch kêu, tiếng dế ri rỉ, tiếng chuột chạy, tiếng chó sủa quanh nhà… Bao nhiêu suy nghĩ, trằn trọc băn khoăn lo lắng khiến Cụ mất ngủ hàng đêm. Trong572 bài thơ Nôm Đường luật có 81 bài thơ (chiếm tỷ lệ 14,2 %) được Phan Bội Châu sáng tác vào thời gian ban đêm như:

rông (2 bài), Đêm nghe mõ chùa, Đêm đi thuyền, Đêm đông đi thuyền, Đêm nghe người hàng xóm gảy đàn, Đêm nghe tiếng mưa rơi, Nghe quốc kêu, Đêm thu cảm tác, Đêm không ngủ, than thở (5 bài), Đêm không ngủ (6 bài), Đêm một mình thức,…Đây là những phút giây nhà thơ càng cảm thấy cô đơn, lẻ loi nên nỗi lòng nhà thơ được bộc lộ một cách trọn vẹn và chân thật nhất. Mỗi bài thơ đêm của Phan Bội Châu là một cung bậc tâm trạng nhưng đều buồn đến tê tái quặn đau tấc lòng. Nghe tiếng người hàng xóm gảy đàn nhỏ nhẹ, não nùng trong đêm khuya, nhà thơ nhớ về người bạn cũ:

Tiếng đâu nhỏ nhẹ lọt bên mình, Ngỡ tiếng ai hay tiếng bạn mình. Loan gãy não nùng hơi bạch tuyết, Oanh kêu êm ái khúc xuân tình.

(Đêm nghe người hàng xóm gảy đàn) Nghe tiếng quốc kêu trong đêm, khắc khoải trong lòng nhà thơ nỗi nhớ nước thương dân:

Thương vì ai nhỉ, tiếc gì ai ?

Khắc khoải năm canh cuốc cuốc hoài. Úa máu chứa chan hồng mặt đất, Kêu hồn réo rắt thấu tai trời.

Khóc tàn mưa gió chưa khan tiếng, Thở chuyển non sông chẳng hết hơi. Tâm sự này ai, ai biết tá ?

Bóng trăng chiều tối, bóng trời mai. (Nghe quốc kêu)

Có những đêm không ngủ, thao thức, trằn trọc Phan Bội Châu đã phải kêu lên đầy xót xa, phẫn uất:

Dằng dặc đêm đông mãi mãi mưa Dưới đèn bên bóng mới buồn chơ! Xem ra vũ trụ nghi mình lớn Ngó lại giang sơn thấy xác thừa.

(Lại đêm không ngủ)

Rồi cũng có lúc không chịu được mà Cụ đã lên tiếng chửi rủa: Chém cha nô lệ đừng làm nữa

Đù mẹ cơ đồ quyết phá tan (Thức tỉnh)

Không phải không có người để ông già Bến Ngự chia sẻ tâm sự đau buồn của mình. Vấn đề là ở chỗ ông già Bến Ngự "đã cồng khua mõ gióng hoài" (Bán mình) kêu gọi nhân dân hành động nhưng không thấy ai trong đồng bào của ông hưởng ứng vì vậy Ông già Bến Ngự rơi vào tâm trạng cô đơn, lạc lõng trước chính đồng bào của mình. Ngôi nhà Bến Ngự ngày một trống trải “Nhà trống ba gian chùa vắng ngắt” (Tự trào). Cô đơn như bầy ma bám hoài, bám mãi vào Sào Nam. Người chiến sĩ ấy hầu như chỉ còn làm bạn với thiên nhiên, sông nước, gió mây và ánh trăng.

Các nhà nho sĩ xưa dù xông xáo với đời hay ẩn dật vui thú điền viên đều thích ngắm trăng, thưởng nguyệt. Nguyễn Trãi đã từng hòa mình cùng trăng: "Đêm trăng hớp nguyệt, nghiêng chén" (Ngôn chí – bài 10). Nguyễn Khuyến âu yếm, chiều chuộng trăng: "Song thưa để mặc bóng trăng vào" (Thu vịnh)... Thú chơi tao nhã ấy đã mang lại cho văn chương trung đại vẻ đẹp riêng trong những vần thơ viết về thiên nhiên. Phan Bội Châu với tình cảnh hiện tại không thể hoạt động cách mạng, cũng chẳng muốn làm ẩn sĩ ưu thời mẫn thế khi tiếng súng giặc nổ khắp

nơi...Những mâu thuẫn trong tâm trạng của Phan Bội Châu đã tạo nên trong thơ Nôm Đường luật một không gian "trăng" đặc biệt đầy nỗi buồn, bâng khuâng, tha thiết, ám ảnh đến lạ lùng. Nhà thơ tìm đến trăng để giãi bày tâm sự, nỗi đau, niềm uất ức của một người anh hùng đang lâm vào cảnh thất thế:

Trăng ơi ! Trăng có biết hay chăng ? Non nước cùng ai sẽ nói năng ? Hồn quế chỉ riêng thân chú cuội ? Lòng gương sao lẻ bóng cô Hằng ? Bao giờ chung cả kho vô tận ? Mấy lúc soi thâu bể bất bằng ? Hóa khuyết nên tròn e cũng dễ ? Có khi trăng cũ, cũ hoài trăng ?

(Hỏi trăng)

Nhưng trăng kia xa vời quá chẳng bao giờ soi thấu được nỗi lòng của thi nhân trong khi tâm trạng cô đơn vò võ càng tăng trong đêm khuya thanh vắng “Muốn nói nhưng mà nói với ai”(Vô đề). Cho nên cũng có lúc Phan Bội Châu lại tự trò chuyện với bóng của chính mình, lấy bóng làm khuây:

Mây trắng mù đen lấp mặt trời Một mình một bóng khóc lại cười

(Vô đề - bài III)

Bóng với nhà thơ cũng chính là một mà thôi. Nhà thơ đang tự hỏi về mình, về đời mình, về số phận mình. Bao nhiêu buồn thương, bao nỗi chán chường không sao giãi bày hết. Nhưng rồi “Mình nói, mình nghe khóc lại cười” (Vô đề - bài I) và ngay cả bóng cũng có lúc chẳng buồn tâm sự: “Thân thế năm canh luống thẫn thờ

- Khêu đèn khuẩy bóng bóng làm ngơ” (Đêm một mình thức – bài II) nên nỗi đau thương càng lớn, trở thành nỗi niềm phẫn uất.

Như một lẽ tất yếu, Phan Bội Châu tìm đến rượu và thơ để giải sầu “Vặc vặc đèn sầu soi suốt đêm – Phải thơ là bạn rượu là em.” (Đêm không ngủ - bài I) song cái lối thơ rượu “Câu thơ điên chọc trời ngơ ngất – Khúc hát say trêu đất gật gù” của ông già Bến Ngự không phải là cái thú say sưa của người tài tử hưởng thụ thú vui ở đời mà chỉ là một cách để phát tiết lòng uất ức, “xối cục uất”. Vì vậy mà buồn sầu chẳng giải được mà càng thêm sầu:

Chiếc bóng bên đèn rượu nửa bầu Muốn tiêu sầu lại đẻ ra sầu.

(Tức sự)

Dù nói gì đi chăng nữa thì “đối với một con người xông xáo, quyết liệt cho đến mức tưởng mình dẫu có chết cũng không nằm yên “xuống đất ghe ghen đội đất lên”, thì cái cảnh”trăng gió nhốt ba gian”thật độc địa. Nhưng vắng lặng cô đơn vẫn chưa khổ bằng mất tự do. Nhà chí sĩ đã tìm mọi cách để thoát ra khỏi cái không khí oi bức, ngột ngạt đó, ông làm bạn với cả trời, cả Phật… song buồn chán vẫn không khỏi ngập lút một tâm hồn đầy bi kịch” [17, tr 336]. Từ buồn, sầu đến than khóc. Trong thơ Nôm Đường luật của ông già Bến Ngự, có 48 bài thơ (chiếm tỷ lệ 8,4 % trong số 572 bài thơ) có hình ảnh của nước mắt, giọt lệ mà Phan Bội Châu đã khóc than cho đất nước, cha mẹ, bạn bè, đồng bào, đồng chí và khóc than cho chính bản thân mình:

Chán khóc ai rồi lại khóc mình, Dở cười, dở nói, dở làm thinh.

(Vô đề)

Lệ của ông già Bến Ngự đầm đìa trong những trang thơ thời kỳ này.Từ khóc than đến chán đời, rồi rơi vào tâm trạng mặc cảm, bế tắc. Một con người

lại trong non nước nhà”, thì giờ đây phải chịu cảnh “khoanh cẳng bó tay” nhìn thời gian trôi qua nên luôn mặc cảm về sự bất lực của bản thân. Không chỉ là mặc cảm về sự bất lực trong sự nghiệp cứu nước, bất lực trước mọi đau khổ của nhân dân, trước mọi ngang trái trớ trêu của cuộc đời mà mặc cảm bất lực ở đây đã đẩy tới mức trở thành mặc cảm tội lỗi. “Đã sống thì nên có việc làm”, thế mà Phan Bội Châu lại không có việc. Cảnh cô độc không khiến cụ nao núng tinh thần nhưng sự nhàn rỗi lại khiến cụ ghê sợ. Đó không phải là cái rỗi rãi trong thơ của Nguyễn Trãi “Rồi hóng mát thưở ngày trường” (Cảnh ngày hè), không phải cái nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Một mai, một cuốc, một cần câu - Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” (Nhàn) mà sự nhàn rỗi, thong thả ở đây là hoàn toàn bị động, đầy uất ức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm đường luật phan bội châu thời kỳ ở huế (từ 1925 đến 1940) (Trang 53 - 65)