Những biến đổi thể loại của Nôm Đường luật tứ tuyệt Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm đường luật phan bội châu thời kỳ ở huế (từ 1925 đến 1940) (Trang 103 - 123)

2.2.2.2 .Tấm lòng nhân đạo dành cho con người

3.2. Thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế và những biến đổi thể

3.2.2. Những biến đổi thể loại của Nôm Đường luật tứ tuyệt Phan Bội Châu

Thời kỳ ở Huế Phan Bội Châu chỉ sáng tác 84 bài thơ Nôm Đường luật tứ tuyệt mà chủ yếu là thất ngôn tứ tuyệt. So với 389 bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú thì con số này không phải là nhiều nhưng ông già Bến Ngự cũng đã cho thấy sự cách tân, sáng tạo của mình ở thể loại này.

3.2.2.1. Vần

Cách gieo vần trong thơ tứ tuyệt cũng giống như thơ bất cú nhưng vì chỉ có 4 câu nên vần được gieo ở chữ cuối câu 1,2,4.

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi. Này của Xuân Hương đã quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại. Đừng xanh như lá bạc như vôi.

(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)

Đó là cách gieo vần của một bài thơ Nôm thất ngôn tứ tuyệt truyền thống còn trong thơ Phan Bội Châu thì như thế nào? Bên cạnh những bài thơ làm theo luật đã quy định như: Nằm mơ thấy hai tay bị xiềng xích, Làm thơ tức cảnh, Tặng báo vì Chúa, Ngày tháng năm gửi bạn (3 bài),…Phan Bội Châu vẫn có những bài tứ tuyệt gieo vần rất đặc biệt:

Vật chất Âu châu tới nước mình, Mới đua công nghiệp với đôi bình, Giá như ai biết so dày mỏng. Vỏ thiếc làm gì đánh nổi sành !

(Đôi thùng)

Ta thấy vần cuối cuối câu 1 là vần “inh” của từ “mình” gieo với vần câu thứ 2 từ “bình” nhưng chữ “sành” câu cuối lại là vần “anh”. Hay trong bài Tặng báo “Tràng An”, các chữ cuối câu không chung vần với vần chính ở câu 1 “an

mà là hai vần khác “iên” và “ơn”. Đây là cách dùng hai vần thông với vần chính như thơ bát cú:

Trước vừng hồng nhật thấy “Tràng an” Giữa áng phồn hoa điểm tự nhiên. Gió thổi xuân về cây cỏ úa.

Ngàn thu Hương Thủy, Ngự Bình sơn.

Nhìn chung cũng giống thơ bát cú, thơ tứ tuyệt của Phan Bội Châu đã có sự biến đổi về vần, góp phần làm phong phú thêm sự nghiệp sáng tác của Cụ. Đồng thời tạo nên một phong cách riêng biệt của Phan Bội Châu khi sáng tác ở một thể loại truyền thống.

3.2.2.2. Nhịp điệu

Theo lối thơ truyền thống, một bài thơ tứ tuyệt được ngắt nhịp 4/3. Trong thơ Đường luật Nôm cũng có những bài thơ được Phan Bội Châu ngắt nhịp giống với thể thơ tứ tuyệt truyền thống như 10 bài thơ Vịnh vật (của cô gánh nước), 10 bài thơ Vịnh vật (của dân cày ruộng), 8 bài Tuyệt cú,…..Ngoài ra ông già Bến Ngự còn có cách ngắt nhịp khá độc đáo ở một số bài như:

Trơ trơ,/ thế mãi/ trơ trơ mãi, Hạn lụt / còn lưa/ lại cái nghèo.

(Vô đề - bài III)

Với cách ngắt nhịp 2/2/3 của Phan Bội Châu làm câu thơ trở nên ngưng đọng thể hiện cảm xúc của tác giả một cách cụ thể. Đó là cái tâm trạng đau đớn, bất lực của một con người hết lòng yêu nước thương dân nhưng trước cảnh nhân dân khốn khổ lầm than chỉ biết ngồi trơ “giương mắt ếch”. Vì vậy mà “Dân khổ bao nhiêu đau bấy nhiêu”.

Ngoài ra ở một số bài thơ khắc Phan Bội Châu cũng có cách ngắt nhịp hết sức mới mẻ:

Ôi!/ lũ con đen / lui tới cùng,

(Thuyền đêm trời lụt, tứ tuyệt – bài VIII)

Hay:

Chẳng buôn,/ chẳng thợ,/ chẳng làm nông, Bài thẻ không/ mà/ bạc cũng không.

(Vô đề tuyệt cú – bài V)

Nếu ở câu khai Phan Bội Châu ngắt nhịp 2/2/3 đã là mới thì đến câu thừa cách ngắt nhịp 3/1/3 đầy tính sáng tạo. Chữ “” được tách ra thành một nhịp riêng làm cho nhịp thơ dừng lại, thu hút sự tò mò chú ý của người đọc. Cách ngắt nhịp này thể hiện cái nhìn ung dung, lạc quan, ngạo nghễ của nhà thơ – chiến sĩ Phan Bội Châu.

Tóm lại khi ngắt nhịp trong thơ tứ tuyệt Phan Bội Châu đã có những cách tân mới mẻ. Cụ sáng tạo ra những cách ngắt nhịp của riêng mình làm cho bài thơ có nhịp điệu, tiết tấu độc đáo mà không làm mất đi cái hay của giá trị nội dung.

* Tiểu kết

Ra đời trong giai đoạn giao thời, khi nền văn học nước nhà đang trong quá trình hiện đại hóa, thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế đã có nhiều đóng góp trong việc cách tân ngôn ngữ và thể loại. Tiếp thu truyền thống nghệ thuật dân gian, học tập các thi nhân tiền bối, chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội, Phan Bội Châu đã xây dựng một lâu đài thi ca cho riêng mình. Đọc thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế ta bắt gặp lớp từ thuần Việt được sử dụng linh hoạt, tự nhiên, dễ hiểu nhưng đồng thời ta vẫn thấy những từ nhại, từ lóng, những từ Pháp ngữ khá mới mẻ độc đáo; hay hệ thống những câu nghi vấn, câu hỏi tu từ góp phần bộc lộ rõ ràng tâm trạng của Ông già Bến Ngự.

Với những nét độc đáo, đặc sắc của cá nhân qua cách biến đổi về vần, nhịp điệu, niêm luật, Phan Bội Châu đã đem đến cho Nôm Đường luật những nguyên tắc mới để hình thức thơ Đường luật tiếp tục sinh tồn và trở nên mới mẻ hơn.

KẾT LUẬN

Có thể nói cả cuộc đời Phan Bội Châu đã mang khối óc, con tim để cống hiến cho non sông đất nước nhằm cứu vớt nhân dân ra khỏi cảnh nô lệ lầm than. Cũng trọn cuộc đời Cụ “xối nước mắt và máu nóng” vào những trang thơ để làm nên những tác phẩm “sáng trong như mặt nước Hương Giang, là tấm gương phản ánh rõ nét thời đại” [20, tr 23]

Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế là một bộ phận sáng tác quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu. Bộ phận thơ ca này vừa kế thừa vừa phát huy những giá trị nội dung và nghệ thuật của dòng Nôm Đường luật Việt Nam trong cả hai thời kỳ Trung đại và hiện đại. Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi tạm thời rút ra một số kết luận sau:

1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có một vị trí đặc biệt quan trọng bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển củavăn học dân tộc về cả hai phương diện: thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lí luận.Với 572 bài Nôm Đường luật được sáng tác thời kỳ Ông già Bến Ngự, Phan Bội Châu trở thành tác giả có số lượng thơ Nôm Đường luật nhiều nhất trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung, dòng thơ Đường luật Việt Nam nói riêng. Qua hệ thống đề tài chủ đề phong phú, Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế chẳng những đã tạo nên một bức chân dung tinh thần của chính tác giả, mà còn thể hiện rõ nét tấm lòng yêu nước, thương dân, cái nhìn sâu sắc về hiện thực cuộc sống của nhà thơ.

2. Là người sống giữa hai thế kỷ nên thơ văn Phan Bội Châu là sự giao thoa giữa hai giai đoạn của văn học Việt Nam: văn học trung đại và văn học hiện đại. Dù chưa có những đổi mới triệt để, chưa bắt vào quỹ đạo của văn học hiện đại nhưng thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế đã đem lại những giá trị khá mới mẻ cho dòng thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Không còn những điển tích, điển cố, những từ ngữ Hán học trang trọng, thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ này có lớp từ thuần Việt dân dã, đậm đà bản sắc; có Pháp ngữ xen kẽ vơi mục đích trào lộng; có hệ thống câu cảm thán và câu nghi vấn được sử dụng đậm đặc; có nhịp điệu linh hoạt, đa dạng;….Tất cả những đổi mới, cách tân trên phương diện ngôn ngữ và thể loại của Ông già Bến Ngự đã tạo nên một phong cách Nôm Đường luật hoàn toàn mới, giản dị gần gũi so với Nôm Đường luật thời trung đại.

3. Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hoàn cảnh sáng tác, điều kiện lịch sử xã hội, nhưng tinh thần, ý chí, tình cảm yêu nước và tấm lòng của Phan Bội Châu không hề thay đổi. Nôm Đường luật Phan Bội Châu chính là minh chứng hùng hồn cho sự kiên định và vững vàng này. Nhiều bài Nôm Đường luật cho thấy ông đã tiếp thu và phát huy được các giá trị nhân văn có từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… để phát triển nó lên một tầm cao mới

4. Qua khảo sát đánh giá số lượng và chất lượng của Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, có thể khẳng định, sở dĩ bước sang nửa đầu thế kỷ XX, dòng thơ Đường luật vẫn tồn tại và có sức sống riêng của nó chính là vì có những tác giả vẫn còn thành công ở mảng thơ này. Tương ứng với những biến chuyển của thơ hiện đại Việt Nam, Nôm Đường luật cũng được hiện đại hóa dưới ngòi bút tài tình và điêu luyện của Phan Bội Châu.Phan Bội Châu xứng đáng được xem là một tác giả tiêu biểu nhất của Nôm Đường luật Việt Nam thời kỳ hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1.Nguyễn Huệ Chi, Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam thời kỳ cổ cận đại, NXB Tác Phẩm mới, 1983.

2.Nguyễn Đình Chú tuyển chọn, Văn thơ Phan bội châu, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1976.

3.Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức,Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB GD, 2004.

4.Lê Đình Hà, Cuộc đời Phan Bội Châu, NXB Thanh Niên, 2007. 5.Chu Trọng Huyến, Truyện Phan Bội Châu, NXB Nghệ An, 1998.

6.Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2002.

7.Phong Lê, Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX, NXB Tri thức, 2014. 8.Đặng Thai Mai (toàn tập -Tập III), Văn thơ Phan Bội Châu, NXB Văn học Hà

Nội, 1998.

9.Thế Nguyên, Phan Bội Châu thân thế và thi văn 1867-1940; NXB Tân Việt, Sài Gòn,1982.

10.Tôn Quang Phiệt, Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1958.

11.Trần Đăng Suyền (Chủ biên), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập I (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945), NXB Đại học Sư phạm, 2012.

12. Văn Tạo (Chủ biên), Những tác phẩm của Phan Bội Châu (Tập 1), NXB KHXH Hà Nội, 1982.

13. Hoài Thanh (toàn tập - Tập 3), Phan Bội Châu cuộc đời và thơ văn, NXB Văn học Hà Nội, 1999.

14.Trần Thị Lệ Thanh ,Đặc điểm thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, NXB Đại học Thái Nguyên,2012.

15. Chương Thâu (Sưu tầm và biên soạn), Phan Bội Châu toàn tập – tập IV, NXB Thuận Hóa, Huế 1990.

16. Chương Thâu (Sưu tầm và biên soạn), Phan Bội Châu toàn tập – tập V, NXB Thuận Hóa, Huế 1990.

17. Chương Thâu – Trần Ngọc Vương, Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2006.

18. Chương Thâu, Phan Bội Châu Nhà yêu nước, nhà văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, 2012.

19. Nguyễn Hữu Trí, Thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, Luận án PTS Khoa học Ngữ văn, thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trần Anh Vinh, Chương Thâu (Sưu tầm,tuyển chọn và giới thiệu), Thơ văn Phan Bội Châu thời kì ở Huế (1926 – 1940), NXB Thuận Hóa, Huế 1987. 21. Trần Anh Vinh (Sưu tầm và biên soạn), Vẫn còn tìm thấy những dòng thơ của

Ông già Bến Ngự - Phan Bội Châu, NXB Thuận Hóa, 2012.

22. Trần Hải Yến (Giới thiệu và tuyển chọn), Phan Bội Châu –Tác phẩm chọn lọc, NXBGD Việt Nam, 2009.

Bài viết

23. Lê Thị Hoài An, Khảo sát thơ ca Phan Bội Châu mười năm năm cuối đời qua ba phương diện Chủ đề, đề tài, thể loại và ngôn ngữ (Luận văn thạc sĩ của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2008), http://text.xemtailieu.com.

24. Hoàng Thị Quỳnh Anh, Phan Bội Châu – Người mang hồn nước, http://www.baonghean.vn/nghe-an-dat-va-nguoi, 8/ 2015.

25.Nguyễn Đình Chú, Phan Bội Châu – nhà văn hóa, http://www.vanhoahoc.vn, 10/2010

26. Đỗ Thị Thu Hà,Hiện tượng tiếp biến văn chương qua "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi, http://violet.vn/ngochathy/.

27. Trần Đình Hượu, Phan Bội Châu(Phần V), tạp chí văn hóa Nghệ An, http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe, 2010.

28. Phong Lê, Tầm vóc Phan Bội Châu trong lịch sử và lịch sử văn chương Việt Nam, http://reds.vn/index.php/nghe-thuat/van-hoc, 2013.

29. Duy Trọng, Thơ Đường luật, di sản văn hóa quý báu, http://thoduongdatviet.com, 6/2014.

30. Kiều Văn, Những gương mặt tiêu biểu thi ca Việt Nam (kì 16), http://newvietart.com, 3/2014.

PHỤ LỤC

572 BÀI THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT PHAN BỘI CHÂU THỜI KỲ Ở HUẾ ( TỪ 1925 ĐẾN 1940)

Năm 1925 -1926

• Tặng Trần Đức Quí trước khi rời Hàng Châu đi Thượng Hải • Thăng Long điếu cổ I, II

• Bị giam ở ngục Hỏa Lò tức cảnh I, II, III • Vịnh cây đa ở nhà ngục Hỏa Lò

• Thức tỉnh

• Con đò trên sông • Tặng thanh niên • Học chữ Tây

• Diễu cô nữ sinh trường Đồng Khánh • Nắng • Tiền • Mừng Hội Nữ công I, II • Nghĩ xem thế sự • Nhắn chị em Năm 1927 • Thơ gà gáy

• Người lượm phân

• Họa bài thơ Vịnh bức địa đồ rách I, II

Năm 1928

• Tết

• Đêm nghe mưa • Tạ ơn cho quạt lông • Nhạo con ve

• Con ve họa vần • Hỏi trăng I, II

• Tượng voi đứng trước cửa đền sập • Vô đề

• Tết Tây

• Đi thuyền hôm

• Cảm ơn người gánh nước • Người gánh nước họa lại • Đề bia Ấu Triệu

• Đề người bạn gái • Đề mụ bán cá • Bán mình • Bán nghề • Bán chữ

• Đi thuyền đêm sông Hương.

Năm 1929

• Đi thuyền đêm I, II • Lời than gà mất mẹ I, II • Thuyền đêm chơi rông I, II

• Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm • Vô đề

• Cười mình

• Hút thuốc điếu cày • Đêm nghe mõ chùa • Phu quét đường • Vịnh Trương Lương • Con anh Võ

• Gặp bạn tri kỷ - “cụ Đặng” • Con cóc • Buổi rạng đông • Gần thơm xa thối • Trách thần lụt I, II • Tặng cô gánh nước • Đêm đi thuyền

• Khóc cụ Tập Xuyên I, II • Trò đời I, II

Năm 1930

• Điếu Trương Gia Mô Cúc Nông tiên sinh • Ngồi buổi nhớ bạn

• Khóc bà Rô Lăng

• Mừng báo Phụ nữ thời đàm I,II,III • Trả lời khách I, II

• Đêm đông đi thuyền

• Đêm nghe người hàng xóm gảy đàn • Mừng trời tạnh

• Mừng bạn gái sinh con trai • Ba việc đáng chê

• Mùa đông thấy mặt trời • Đêm nghe tiếng mưa rơi • Tặng bạn gái I, II

• Vịnh hoa ngọc anh • Phàn nàn sống thừa

• Mừng tuần báo Phụ nữ tân văn I, II

• Nằm mơ thấy hai tay bị xiềng, làm thơ tức cảnh • Tặng Phong Tùng nữ sĩ.

• Tiếc công dã tràng xe cát • Người nước khỏi lo trời sập • Chị khóc em I, II • Cô khóc cậu • Hồn cậu trả lời I, II • Thơ tình I, II • Khóc tình nhân • Thói đời Năm 1931

• Mừng bạn gái đẻ con trai • Buồn đời

• Mừng bạn gái đẻ con gái • Say ngâm • Mồng Bốn tháng Năm • Tạ ơn hoa cúc • Than nhà quê • Thêm một bài phú đắc • Khuê hoài • Tự trào I, I, III • Hát bội

• Họa bài thơ mây • Bức tranh người

• Nghe đờn hát láng giềng

• Dân Thanh báo tứ chu niên, cảm ngôn I, II, III • Gọi trà

• Chấm sách

• Mồng Năm tháng Năm I, II • Hỏi thần nắng

• Vô đề

• Tự giễu mình • Lo trời sập

• Giận trời nhiều mưa gió • Tạ ơn người khách cho hoa lý • Gặp bạn, ngẫu tác

• Bệnh ngâm

• Than dân nghèo ở thôn quê • Vịnh hoa dạ hương

• Lạy thấy trăng • Nghe tin xuân • Bản đồ rách • Ai vậy • Trông mưa • Ngóng trăng • Buồn Năm 1932 • Nực cười I, II • Vịnh Nam Phong tạp chí • Ông táo • Trách thần nắng • Trận mưa thình lình • Cảm tác

• Cười mấy anh sợ ma • Trung thu vô nguyệt • Cảm tác

• Đêm thu cảm tác • Vôđề I, II, III • Cây sen

• Hoa sen • Hạt sen • Sen tàn • Vô đề I, II • Thấy trăng cảm tác I, II • Khóc bạn I, II

•Đêm trăng trên núi Ngự Bình I, II • Khóc ngày giỗ của một người bạn trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm đường luật phan bội châu thời kỳ ở huế (từ 1925 đến 1940) (Trang 103 - 123)