Tâm hồn thi sĩ với vẻ đẹp thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm đường luật phan bội châu thời kỳ ở huế (từ 1925 đến 1940) (Trang 70 - 75)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2. Thơ Nôm Đường luật và bức chân dung tự họa của ông già Bến Ngự

2.2.2.1. Tâm hồn thi sĩ với vẻ đẹp thiên nhiên

Từ xưa đến nay, vẻ đẹp của thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho thi ca. Không ai có thể quên bức tranh ngày hè đầy sắc màu, sống động trà trề

đùn tán rợp giương - Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ - Hồng liên trì đã tiễn mùi hương” (Cảnh ngày hè) hay cảnh thu Bắc Bộ đẹp mộc mạc, đơn sơ, giản dị trong thơ của Nguyễn Khuyến “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao - Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu - Nước biếc trông như tầng khói phủ - Song thưa để mặc bóng trăng vào” (Thu vịnh)…Các thi nhân đã đến với thiên nhiên bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và đầy trân trọng, mến yêu.

Tiếp nối truyền thống thi ca trung đại “cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Hồ Chí Minh), nhà thơ, nhà chiến sĩ Phan Bội Châu cũng có những vần thơ cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên ở mỗi một chặng đường của cuộc đời, mảng thơ văn viết về đề tài này của Phan Bội Châu lại có sự khác nhau.

Là một nhà hoạt động cách mạng, đối với Phan Bội Châu văn chương chỉ là một phần của hoạt động yêu nước, chống ngoại xâm, là phương tiện phục vụ cho sự nghiệp hoạt động chính trị – xã hội mang tính cách mạng. Vì vậy thời kỳ trước năm 1925, Phan Bội Châu ít đề cập đến thiên nhiên như một đối tượng chính với một tâm trạng thảnh thơi, khi thưởng hoa lúc ngắm nguyệt “Có cảm tưởng rằng cụ Phan Bội Châu vì bận tâm đến việc người quá nhiều mà chẳng bao giờ nghĩ đến thiên nhiên” [14, tr 137]. Thơ văn của Cụ thường đi vào những đề tài mang tính chất sử thi như lòng yêu nước, căm thù giặc, chủ nghĩa anh hùng,… Song khi trở thành ông già Bến Ngự trước vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ, trữ tình cùng với thời gian rảnh rỗi nên Phan Bội Châu có cơ hội tìm đến với thiên nhiên nhiều hơn. Trong 572 bài thơ Nôm Đường luật của Phan Bội Châu đã có 71 bài thơ (chiếm tỉ lệ 12,4%) tác giả miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc có hình ảnh của thiên nhiên. Tiêu biểu là các bài Đi thuyền hôm, Đi thuyền đêm sông Hương,

Buổi rạng đông, Đêm trăng lên núi Ngự Bình, Đêm chơi sông Hương ký sự, Đêm đông đi thuyền, Đêm thu cảm tác,….

Dưới con mắt của nhà thơ, cảnh sắc thiên nhiên luôn hiện ra không bao giờ tĩnh lặng mà luôn luôn có sự chuyển động:

Gió kéo một luồng sông bạc chạy Mây mang ba tụi núi xanh về

(Đêm chơi sông Hương ký sự)

Tiến sĩ Trần Thị Lệ Thanh đã có lời bình rất hay về hai câu thơ này: “Câu trước tả dòng sông chảy bằng tốc độ của gió, xét kỹ có hơi phóng đại một chút, nhưng lại là sự phóng đại hợp lý, bởi dù sao cũng chỉ là sự cộng hưởng của hai tốc độ. Nhưng đến câu sau lại tả mấy ngọn núi nhẹ bẫng bồng bềnh theo những đám mây, thì không còn là sự phóng đại nữa, mà đã là cả một sự chuyển động phi thường của trí tưởng tượng. Đúng là Phan Bội Châu đã phát huy đến cao độ bút pháp tương phản trong những thơ Đường luật của mình” [14, tr 140]. Nó cho thấy một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của ông già Bến Ngự.

Cho nên người đọc dễ bắt gặp trong thơ Nôm Đường luật của Phan Bộ Châu những hình ảnh thiên nhiên vừa lãng mạn bay bổng vừa thanh thoát đầy sức sống như vậy:

Sông núi chạy tùa ba lớp sóng,

Trăng sao chở nặng mấy khoang trời. Gió nhè buồm thổi nam liền bắc, Nước đẩy mình lên ngược lại xuôi.

(Đi thuyền đêm sông Hương) Lưng trời nắng nhạt sao đôi nụ

Mặt bể hồng tươi nước một màu (Đêm gần sáng)

Dường như những hình ảnh đẹp của thiên nhiên như “Sao trời muôn dặm”, “Mây khoe sắc đẹp trên đầu núi”, “trăng ngẩn ngơ say”, “sương lồng mặt án nguyệt chông chênh”, “bát ngát trời đông”,“mặt bể hồng tươi”,“lưng trời nhạt

nắng”,“Trăng lồng đáy chén say màu cúc – Cá lượn lưng tròng dạn bóng câu”… đã đi vào thơ Phan Bội Châu như một phần của tâm hồn thi sĩ.

Viết về thiên nhiên, Phan Bội Châu dành nhiều ưu ái cho hình ảnh của ánh trăng. Trăng trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu xuất hiện cũng khá nhiều ở 24 bài thơ (chiếm tỷ lệ 4,2 %) trong đó có 8 bài thơ mà nhan đề có từ trăng. Tuy nhiên đó không chỉ là ánh trăng thơ mộng để thi nhân chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên mà ánh trăng còn là một đối tượng để nhà thơ đối thoại, tâm tình, giãi bày và gửi gắm vào đó cả một nỗi niềm uất ức của một con người khi chí lớn không thành. Nhà thơ “Khắc khoải đêm thâu riêng một mình” hỏi trăng về số phận dân tộc:

Trăng ơi ! Trăng hỡi biểu cho hay Vò võ canh khuya nông nỗi này! Nếu đã gương trong không dính bụi, Lẽ nào đông mọc lại về tây ?

Lòng hằng há lẽ riêng vì thỏ ? Sức cuội bao giờ đánh đổ mây ?

Những ước tròn thời tròn chẳng khuyết, Khuôn vàng lò sắt cậy ai đây ?

(Hỏi trăng – bài II)

Nhà thơ cũng xem “trăng” như người bạn tri kỷ “Trăng ơi ! Trăng có biết cho chăng” (Hỏi trăng), “Trăng ơi ! Trăng có nhớ mình chăng”(Lại thấy trăng), có lúc gọi “trăng” là “nàng” âu yếm nhưng cũng có lúc gọi “trăng” bằng “” như ghen hờn xa lạ, gọi “trăng” bằng “” nặng nề khó chịu,...Nhà thơ Ngóng trăng

để tâm sự, Ướm trăng để giãi bày, Thấy trăng cảm tác mà đau xót rồi trách trăng: Trăng ơi ! Trăng há vô tình đặng ?

(Trung thu vô nguyệt)

Không chỉ trăng mà nhiều hình ảnh khác của thiên nhiên cũng được miêu tả để thể hiện tâm trạng của thi nhân. Đó là hình ảnh những cơn mưa hiện thực được cảm nhận trong niềm vui hân hoan, sung sướng sau bao ngày hạn hán:

Nếm đắng lâu ngày ngọt mới ngon, Mưa sau cơn hạn sướng ngàn muôn.

(Hạn lâu ngày, mừng được mưa – bài II)

Là hình ảnh con thuyền trên sông chứa đầy tâm trạng “ngổn ngang trăm mối” của ông già Bến Ngự:

Chiếc thuyền lơ lửng lúc đêm khuya Treo ngọn đèn trăng dọi bốn bề.

(Đêm chơi sông Hương ký sự) Là hình ảnh trời để nhà thơ chất vấn, oán trách, lo âu:

Trời oán thù chi với chúng ta, Tháng năm bão lụt mãi không tha. Áo tơi ướt át người ra quái,

Cồn bãi mênh mông nước một nhà.

(Nhà nông than bão lụt – bài I)

Như vậy rõ ràng đúng với ý kiến khi cho rằng “Ở những bài thơ thiên nhiên của Phan Bội Châu, bao giờ cũng có tính chất lưỡng trị như ở những bài thơ thiên nhiên của các nhà nho xưa: một mặt, sở dĩ bức tranh thiên nhiên được mô tả vì tác giả cần đến chức năng diễn đạt thế giới nội tâm con người của nó (không khi nào lại có một bức tranh tự nó, thiếu chức năng này); mặt khác, một

và hoàn chỉnh”. Điều này khiến cho những vần thơ viết về thiên nhiên của Phan Bội Châu khác với các nhà thơ Mới khi miêu tả thiên nhiên một cách khách quan, nhìn thiên nhiên từ bên ngoài mà đưa cái cảm xúc, cái tôi cá nhân “phổ vào thiên nhiên nên bất cứ bức tranh thiên nhiên nào cũng là bức tranh đã chủ quan hóa cao độ” [26]. Tuy nhiên không thể phủ nhận phải có tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế nhạy cảm thì Phan Bội Châu mới có nhiều vần thơ viết về thiên nhiên như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nôm đường luật phan bội châu thời kỳ ở huế (từ 1925 đến 1940) (Trang 70 - 75)