Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 133 - 135)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi tín dụng

Được thực hiện bởi các bộ phận : Chuyên viên khách hàng, cán bộ quản lý tại chi nhánh và chuyên viên kiểm soát tín dụng và tuân thủ. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những rủi ro tín dụng xảy ra khi chuyên viên khách hàng không kiểm soát được khách hàng của mình vì chuyên viên khách hàng còn có trách nhiệm tìm kiếm và phát triển nguồn khách hàng mới. Do đo, cán bộ quản lý tại chi nhánh tiếp nhận khoản vay và bộ phận thông tin có trách nhiệm giám sát khoản vay. Việc này vừa giúp bộ phận thông tin bổ sung thông tin tín dụng khách hàng vào kho hồ sơ thông tin khách hàng của mình, vừa cảnh

báo kịp thời cho chuyên viên khách hàng một cách ngẫu nhiên và thường xuyên. Ban lãnh đạo sẽ bất chợt kiểm tra các khoản tín dụng lớn. Hoạt động thanh tra, giám sát khoản vay nhiều tân như vậy không phải gây sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ mà nhằm cảnh báo và giảm thiểu rất lớn nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng.

Chuyên viên kiểm soát tín dụng và tuân thủ : định kỳ kiểm tra chéo các hồ sơ của cán bộ tín dụng nhằm cảnh báo hồ sơ xấu và theo dõi,

Đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời khi gặp những nhân tố bất lợi đối với hoạt động tín dụng thì công việc kiểm tra giám sát khách hàng cần tập trung vào những yếu tố sau:

 Hồ sơ vay vốn và kế hoạch trả nợ của khách hàng

 Tìm hiểu các thông tin về khách hàng để từ đó đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng.

 Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.  Khả năng quản trị kinh doanh của khách hàng.

Việc kiểm tra thường xuyên định kỳ cần phải thực hiện đầy đủ và đúng quy định. Nó đảm bảo tính tự giác của khách hàng trong việc trả nợ. Hơn nữa, chi nhánh cũng cần có những buổi kiểm tra đột xuất để tránh tình trạng làm giả, chống đối trước mặt cán bộ kiểm tra. Việc này cũng giúp ngân hàng hiểu rõ tình hình hoạt động thực tế của khách hàng.

Ngoài việc kiểm tra định kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng, chi nhánh cũng cần phải thường xuyên đánh giá lại tài sản bảo đảm, sự thay đổi trong tình hình tài chính. Hoặc chu trình trả nợ của khách hàng có bị gián đoạn không. Để có thể tư vấn cho khách hàng những phương án và giải pháp kinh doanh phù hợp hơn.

trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Nó giúp cho ngân hàng có thể nhanh chóng phát hiện ra các khoản vay có vấn đề. Hơn nữa chi nhánh có thể giám sát việc thực hiện công việc của các chuyên viên khách hàng. Chính vì vậy, để tránh sự thiếu khách quan của chính những cán bộ kiểm tra kiểm soát thì chi nhánh có thể tách biệt một bộ phận kiểm soát chéo các hồ sơ của chuyên viên khách hàng.

4.2.7. Giải pháp phân tán rủi ro

“Không để trứng vào cùng một rổ” là bài học đầu tiên đối với các nhà kinh tế. Đây cũng là cách các Ngân hàng rất dễ sử dụng là không nên tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho nhiều người vay, với những dự án lớn nên để nhiều Ngân hàng cùng tài trợ hoặc Ngân hàng phân tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành. Mua bảo hiểm tín dụng, sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng…

Đa dạng hóa đầu tư là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất để Chi nhánh phân tán rủi ro. Chi nhánh nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Cách làm này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của Chi nhánh, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)