Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 50 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng

o Nợ quá hạn

Đa phần các Ngân hàng thương mại hiện nay đo lường nợ quá hạn thông qua công thức:

Tỷ lệ NQH = Tổng dư nợ có NQH x 100% Tổng dư nợ

Ý nghĩa chỉ tiêu này giúp Ngân hàng xác định được Dư nợ có Nợ quá hạn đang chiếm bao nhiêu % trên Tổng dư nợ của toàn Ngân hàng. Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn, các ngân hàng sẽ xây dựng ngưỡng tỷ lệ nợ quá hạn cho phép và các mức báo động, để từ đó đo lường được rủi ro tín dụng hiện tại và đưa ra các biện pháp kiểm soát tối ưu nhất.

o Khách hàng có nợ quá hạn

Công thức đo lường khách hàng có nợ quá hạn được các Ngân hàng thương mại sử dụng như sau:

Tỷ lệ khách hàng có NQH = Tổng số khách hàng quá hạn x 100% Tổng số KH có dư nợ

Ý nghĩa chỉ tiêu này là trong tổng số Khách hàng có dư nợ thì Khách hàng quá hạn đang chiếm bao nhiêu %. Các ngân hàng cũng đưa ra tỷ lệ cho phép nhất định theo từng giai đoạn để xác định được mức độ rủi ro tín dụng hiện tại, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro để không vượt qua ngưỡng cho phép,

o Nợ xấu

Hiện nay các Ngân hàng thương mại đang đo lường chỉ tiêu nợ xấu thông qua công thức:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu X 100%

Tổng dư nợ

Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết Nợ xấu đang chiếm bao nhiêu % trên tổng dư nợ. Đa phần các Ngân hàng thương mại đều sử dụng Tỷ lệ an toàn

cho phép theo thống kê quốc tế và Việt Nam là 5% để làm ngưỡng an toàn, giúp xác định được mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng đang gặp phải so với ngưỡng, để từ đó đưa ra các hành động kiểm soát rủi ro tín dụng một cách tối ưu nhất.

o Hệ số rủi ro tín dụng

Công thức được các Ngân hàng thương mại sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng như sau:

Hệ số rủi ro tín dụng = Dư nợ cho vay

X 100% Tổng tài sản có

Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết Dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản có của Ngân hàng, dư nợ cho vay tỉ lệ thuận với chi tiêu này, nghĩa là dư nợ cho vay càng lớn thì hệ số rủi ro tín dụng càng lớn và ngược lại; còn tổng tài sản lại tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu, nghĩa là tổng tài sản càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)