Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 44 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập tài liệu sơ cấp

o Đối tượng điều tra: Để thu thập được thông tin sơ cấp, luận văn thực hiện phương pháp điều tra phỏng vấn dựa trên 2 đối tượng chính sau:

- Các khách hàng cá nhân đang giao dịch tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

- Lãnh đạo và Nhân viên tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

o Mẫu điều tra: Bao gồm 03 đối tượng: Cán bộ quản lý, nhân viên, khách hàng

- Đối tượng điều tra là các khách hàng cá nhân: Trong nghiên cứu này, để xác định số khách hàng sẽ được điều tra đánh giá về công tác quản trị rủi ro đối với với Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt

Nam Chi nhánh Thái Nguyên, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n = N/(1+N*e2) (1) Trong đó:

N: Tổng số khách hàng cá nhân hiện đang giao dịch tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

n: Số lượng Khách hàng cá nhân xác định lựa chọn để điều tra phỏng vấn Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Số lượng KHCN có giao dịch tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên từ năm 2016 đến năm 2018 là 330 khách hàng

Căn cứ vào công thức, số lượng khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên để điều tra:

n = 330/ (1 + 330 * 0,052) = 181

=>Như vậy, tác giả thực hiện khảo sát là 181 Khách hàng cá nhân có phát sinh các giao dịch tín dụng đối với Ngân hàng được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh.

- Đối tượng điều tra là lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh: quy mô nhân sự của Ngân hàng Thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên hiện có tổng là 34 cán bộ (đã bao gồm cả 04 lãnh đạo phụ trách trực tiếp), do đó tác giả chọn điều tra tổng thể đối với Cán bộ và nhân viên Chi nhánh Ngân hàng. Hình thức điều tra là phát phiếu khảo sát trực tiếp đến tổng 34 người.

o Nội dung phiếu điều tra:

Bao gồm Phiếu điều tra dành cho CBNV Ngân hàng và dành cho Khách hàng. Các nội dung phiếu điều tra tập trung chủ yếu đánh giá dựa trên 2 nội dung:

ro; Đo lường rủi ro; Xử lý rủi ro; Giám sát ngăn chặn rủi ro

 Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản trị rủi ro tín dụng đối với Khách hàng

cá nhân.

Bao gồm các câu hỏi như sau:

Phiếu điều tra dành cho CBNV Ngân hàng

 Số năm làm công tác tín dụng Ngân hàng của CBNV

 Việc đào tạo, bổ sung và tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho CBNV tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên

 Các tình huống cụ thể đánh giá việc nhận diện rủi ro tín dụng của CBNV

 Quan điểm của CBNV về tầm quan trọng của việc kiểm soát sau vay và nhắc nhở, giám sát khách hàng thực hiện tuân thủ các điều kiện phê duyệt khoản vay

Phiếu điều tra dành cho Khách hàng

 Sản phẩm tín dụng khách hàng đang sử dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên

 Quan điểm của Khách hàng về những nguyên nhân có thể dẫn đến việc khách hàng xảy ra nợ quá hạn tại các TCTD

 Quan điểm của Khách hàng về mức độ phù hợp với lịch trả nợ Ngân hàng áp dụng so với nguồn thu nhập của Khách hàng

 Quan điểm của Khách hàng về việc mua bảo hiểm rủi ro tín dụng, bảo hiểm tài sản đảm bảo theo đúng định kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi tiết thông tin phiếu đánh giá theo phụ lục 01 và 02 đính kèm

2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Kênh được thu thập bao gồm:

- Các văn bản quy phạm của Ngân hàng nhà nước được thu thập qua kênh trực tuyến: Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN; Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD (ban hành kèm thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN Việt Nam và thông tư 19/2010/TT- NHNN ngày 27/09/2010 của Thống đốc NHNN Việt Nam); Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 47/2010/QH12 ngày 29/06/2010;

- Các văn bản quy phạm của Ngân hàng nhà nước được thu thập qua kênh trực tuyến: Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN; Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD (ban hành kèm thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN Việt Nam và thông tư 19/2010/TT- NHNN ngày 27/09/2010 của Thống đốc NHNN Việt Nam); Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 47/2010/QH12 ngày 29/06/2010; Thông tư số 39/2017/TT-NHNN quy định về hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

- Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên năm 2016, 2017, 2018 qua hệ thống nội bộ Techcombank.

Các website viết về quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân và các vấn đề liên quan đến ngân hàng thương mại:

Trang web của Ngân hàng nhà nước: http://www.sbv.gov.vn;

Trang web của ngành: http://www.Techcombank.com.vn; Trang web tìm kiếm: http://www.google.com.vn;

Việc thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ chính xác và toàn diện hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với Khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ

thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên trong giai đoạn năm 2016 đến 2018. Từ các số liệu này để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên và đưa ra giải pháp để quản lý rủi ro hoạt động tín dụng đối với Khách hàng cá nhân có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 44 - 48)