Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2​ (Trang 42)

4. Cấu trúc luận văn

1.3.3Bài học kinh nghiệm rút ra

Trong côngttác quản lý tài chính, doanh nghiệptcần hết sức quan tâm đến côngttác xây dựng hànhtlang pháp lý, làm nền tảngtcho các hoạt độngtvề tài chính của doanh nghiệp. Các các quytchế cần xây dựng vàtáp dụng là quytchế quảntlý tài chính nói chung đến các quytchế, quy trình cụ thể như quy chếtquản lýtvốn, quy chếtquản lý nợ, quy chếtbảo dưỡng sửa chữa, quản lý hàngttồn kho, quy định vềtđánh giá, xếptloại các tổ chứcttín dụng để tiến hànhtgiao dịch, quy địnhtvề kế toán quản trị, quyttrình thanh toán, quy trìnhtcấp vốn, quy trìnhtlập kếthoạch … Các quy chế, quy trìnhtnày được xây dựng căn cứ trên cơtsở quy địnhtcủa pháp luật cũngtnhư thực tế hoạttđộng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo quản trị cung cấp thông tin quản trị cho lãnh đạo trong quá trình quản lý.

Songtsong với việc xâytdựng các hành langtpháp lý, các quy định, quy trình, hệtthống báo cáo quảnttrị thì doanh nghiệptphải tuân thủ cáctquy chế, quyttrình, quy định và vậnthành hệ thống báo cáotmột cách xuyêntsuốt, thường xuyêntvà liên tục nhưng cũng như cần linh hoạt trong huy động và quản lý vốn, tài sản để đảm bảo an toàn và phát huy khả năng tài chính của doanh nghiệp.

33

Việc xây dựng kếthoạch tài chínhtngắn hạn, dài hạntphải đảm bảo khả thi, hiệutquả trên cơ sở đánh giátđúng thực trạng tàitchính của doanh nghiệp, cũng như nhận định và đánh giá rủi ro của doanh nghiệp. Cụ thể:

Rủi ro doanh thu không đủ bù đắp chi phí: Khi giá bán sản phầm của doanh nghiệp bị suy giảm do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài sẽ làm suy giảm doanh thu của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp cần tìm biện pháp để cắt giảm chi phí bằng việc dựa vào hệ thống báo cáo quản trị để phân tích cụ thể các yếu tố chi phí, đánh giá có thể cắt giảm được yếu tố chi phí nào, cắt giảm tại khâu nào,...

Rủi ro thiếu hụt dòng tiền: Việc thiếu hụt dòng là hậu quả của sự suy giảm doanh thu hoặc không thu hồi công nợ kịp thời. Do do công tác thu hồi công nợ của doanh nghiệp cần được đặt lên hàng đầu trong hoạt động quản lý tài chính. Đồng thời doanh nghiệp phải có nhiều chiến lược cân đối vốn dài hạn, thường xuyên lập báo cáo cân đối dòng tiền trong ngắn hạn, cân đối dòng tiền hoạt động hàng ngày cũng như dòng tiền cho từng dự án trong hoạt động đầu tư. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có quyết định phù hợp để đảm bảo hoạt động, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Khi thiếu hụt dòng tiền, doanh nghiệp có thể phải huy động vốn ngắn hạn và dài hạn. Lúc này doanh nghiệp phải nhận định và đánh giá rủi ro, xu hướng biến động lãi suất để có quyết định huy động vốn hợp lý đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp nhưng cũng phải đảm bảo khả năng thanh toán. Chênh lệch tỷ giá cũng là một loại chi phí rất lớn đối với những doanh nghiệp có khoản vay liên quan đến ngoại tệ. Khoản chênh lệch tỷ giá đối với khoản vay ngoại tệ trong năm bao gồm khoản chênh lệch thanh toán cho phần ngoại tệ thực hiện trả nợ trong năm (khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện) và khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư nợ khoản vay còn lại (chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện). Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu, lên kế hoạch các phương

34

pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong tương lai để giảm thiểu rủi ro này như việc xem xét các giải pháp về các sản phẩm phát sinh, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi cũng như kết hợp việc phân tích biến động ngoại tệ trên thị trường.

35

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn, có thể ở bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, thường là đã công bố. Để phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn có sẵn như sau:

- Các báo cáo tài chính của của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 giai đoạn 2016-2018 trên cổ thông tin của Công ty.

- Ngoài ra còn có các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm, báo cáo giá thành, báo cáo sơ kết, các tham luận,.. của công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2.

- Các giáo trình, tạp chí, báo cáo hoặc các xuất bản khoa học có liên quan trong và ngoài nước.

- Các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả trước.

- Các bài đăng và dữ liệu trên các website như: pv-power.com.vn, cafef.vn, vietstock.vn, vneconomy.vn...

2.2. Các phương pháp xử lý số liệu

Mục đích của việc xử lý dữ liệu là để nhằm đưa ra bộ dữ liệu hoàn chỉnh nhất sau công đoạn thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu. Điều này giúp loại bỏ các thông tin không cần thiết và giữ lại các thông tin có ích nhất, đồng thời kiểm tra lại được tính khoa học, hợp lý của thông tin, có được cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề. Các phương pháp xử lý số liệu là:

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một

36

cách tổng quát công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng là phương pháp Dupont. Phương pháp Dupont xuất phát từ Tập đoàn Dupont. Đó là, một khung đo lường cơ bản để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính. Phân tích DuPont nghĩa là phân tích các chỉ số ảnh hưởng đến ROE của doanh nghiệp. Từ chỉ số ROE ban đầu, người ta phân tích thành một chuỗi các chỉ số tài chính, để biết được rằng những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

Phương pháp Dupont giúp ta phân tích và xác định vị trí mà doanh nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả, từ đó các nhà quản lý biết cách khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Không chỉ cần thiết đối với nhà quản lý, phân tích Dupont cũng rất cần thiết đối với các nhà đầu tư, nó giúp các nhà đầu tư có những đánh giá nhanh, đầy đủ, chính xác và khách quan về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp Dupont thực hiện bằng cách triển khai triển công thức xác định ROE (ROE = lợi nhuận/vốn chủ sở hữu).

2.2.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở hay còn gọi là chỉ tiêu gốc. Lý do của việc so sánh là do từng con số đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc phân tích các chỉ tiêu. Đây là phương pháp mà tác giả lựa chọn chủ yếu để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu được dùng để phân tích. Trong luận văn này, tác giả sử dụng số liệu tài chính của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 trong 3 năm 2016, 2017, 2018 để so sánh và phân tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2

3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN

TRẠCH 2

Tên tiếng Anh: PETROVIETNAM POWER NHON TRACH 2 JOINT

STOCK COMPANY

Tên giao dịch viết tắt: PV Power NT2

Địa chỉ trụ sở chính của công ty: Ấp 3, Xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PVPower NT2) được thành lập ngày 15/06/2007 theo Nghị quyết số 01/NQ-ĐH của Đại hội đồng cổ đông PVPower NT2 với số vốn điều lệ ban đầu là 2.560 tỷ đồng. PV Power NT2 được thành lập để làm chủ đầu tư thực hiện xây dựng và quản lý vận hành khai thác dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, công suất 750MW.

Ngày 31/12/2010, Công ty phát điện lần đầu tiên lên lưới điện quốc gia. Ngày 16/10/2011, Công ty thực hiện phát điện chu trình hỗn hợp, vận hành thương mại toàn bộ nhà máy điện Nhơn Trạch 2. Ngày 02/05/2012, Công ty ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) giá tạm tính với Công ty mua bán điện (EPTC). Ngày 28/5/2014 Công ty ký hợp đồng mua bán điện với giá chính thức.

Hiện tại, công ty có hơn 186 cán bộ kỹ sư, công nhân viên. Công ty đã từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn lành mạnh, vận hành ổn định hiệu quả nhà máy điện Nhơn Trạch 2; Kiện toàn cấu trúc bộ máy tổ chức, hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ của Công ty.

38

Vốn điều lệ của công ty đến nay là: 2.878.760.290.000 (Hai nghìn, tám trăm bảy mươi tám tỷ, bảy trăm sáu mươi triệu, hai trăm chín mươi nghìn đồng).

Trong đó:

- Tổng số cổ phần: 287.876.029 cổ phần, toàn bộ là cổ phần phổ thông. - Mệnh giá cổ phần 10.000 đồng/ cổ phần

Bảng 3.1 Chi tiết vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông

Cổ đông Số vốn góp (đồng) Tỷ lệ

Tổng Công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam 1,709,260,800,000 59.37% Công ty TNHH Phát triển Công nghệ 237,961,150,000 8.27% Các cổ đông khác 931,538,340,000 32.36%

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2018

3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là: Sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Một số ngành nghề kinh doanh khác của công ty là: Hoạt động dịch vụ hỗ trực tiếp cho vận tải đường thủy; Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan; Kho bãi và lưu giữ hàng hoá;…

3.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực điện. Đây là ngành đặc thù do không có sản phẩm tồn kho và hiện nay chỉ có một khách hàng duy nhất là Tập đoàn điện lực Việt Nam. Năng lượng điện đã và đang là yếu tố đầu vào cho hầu hết các ngành kinh tế khác và chưa có nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng điện.

Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 là nhà máy turbin khí chu trình hỗn hợp. Nhiên liệu đầu vào chủ yếu là khí tự nhiên. Sản lượng điện sản xuất và tiêu thụ phụ thuộc cốt yếu vào sản lượng khí được cấp. PV Power NT2 không nằm ngoài ngoại lệ ngành điện Việt Nam nói chung là đang phải đối mặt với

39

nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng khan hiếm, giá dầu trong nước và thế giới biến động mạnh, nên doanh thu và lợi nhuận cũng biến động theo.

Một đặc điểm nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Power NT2 là giá bán điện cho EVN khá ổn định vì hợp đồng mua bán điện ký kết giữa công ty và EVN áp dụng trong thời gian dài. Ngoại trừ giá nguyên liệu đầu vào là khí hoặc dầu được chuyển toàn bộ vào giá điện thì các yếu tố đầu vào khác là căn cứ vào hợp đồng mua bán điện đã ký kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4. Sơ đồ tổ chức công ty

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2

40

3.2. Tình hình quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 Nhơn Trạch 2

3.2.1. Bộ máy quản lý tài chính của Công ty

Bộ máy quản lý tài chính của Công ty gồm Hội đồng quản trị, ban giám đốc, phòng tài chính kế toán. Trong đó, phòng tài chính kế toán gồm 09 người, cụ thể:

01 Kế toán trưởng 02 Phó phòng kế toán 01 Kế toán tổng hợp

01 Kế toán vật tư kiêm kế toán thuế

01 Kế toán tiền mặt kiêm kế toán tài sản cố định

01 Kế toán ngân hàng kiêm kế toán công nợ phải thu phải trả 01 Kế toán tiền lương

01 Thủ quỹ kiêm lưu trữ chứng từ kế toán, văn thư phòng.

3.2.2. Công tác lập kế hoạch tài chính của Công ty

Kế hoạch tài chính của công ty nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng thể. Kế hoạch sản xuất kinh doanh được lập hàng năm và được Công ty mẹ phê duyệt trước khi thực hiện. Sơ đồ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty như sau:

41

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2

STT Trách nhiệm Tiến trình công việc Mô tả

1 Các đơn vị trong Công ty Bước 1 2 KTKH 3 Các đơn vị trong Công ty 4 KTKH Bước 2 5 Ban lãnh đạo 6 KTKH Bước 3 7 Tổng Công ty 8 Ban lãnh đạo Bước 4 9 KTKH Cần hiệu chỉnh Tổng hợp và kiểm tra Tổ chức họp thống nhất kế hoạch Lập kế hoạch SXKD Hoàn thiện KH SXKD Đồng ý Cần hiệu chỉnh Cần hiệu chỉnh Chỉ đạo thực hiện Trình Tổng Công ty và chuẩn bị tài liệu bảo vệ KH

Lập kế hoạch chi tiết triển khai đến các đơn vị Phê duyệt KH TCT duyệt duyệt download by : skknchat@gmail.com

42

Bước 1: Lập kế hoạch phục vụ SXKD

Trước ngày 20/6 hàng năm, các đơn vị phải hoàn tất việc xây dựng kế hoạch SXKD cho năm sau và chuyển đến Phòng KTKH để Phòng KHKD tiến hành tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu và so sánh với kế hoạch hàng năm được TCT phê duyệt. Đối với các kế hoạch cần hiệu chỉnh để phù hợp với tình hình SXKD chung của Công ty, đơn vị phải xây dựng lại;

Sau khi các đơn vị kiểm tra và thống nhất với phòng KTKH, phòng KTKH sẽ tiến hành hoàn thiện kế hoạch SXKD chung của Công ty và báo cáo Ban lãnh đạo tổ chức họp để thống nhất kế hoạch.

Ghi chú: Thời hạn trên có thể thay đổi tùy thuộc tình hình hoạt động thực tế và yêu cầu khác từ TCT.

Bước 2: Hoàn thiện kế hoạnh SXKD

Trên cơ sở thống nhất kế hoạch cho năm sau đã được Ban lãnh đạo thông qua trong cuộc họp, phòng KTKH sẽ tiến hành hoàn thiện kế hoạch SXKD trình Ban lãnh đạo phê duyệt;

Sau khi được lãnh đạo phê duyệt, sẽ trình TCT và chuẩn bị văn bản, tài liệu để phục vụ cho việc bảo vệ kế hoạch trước TCT.

Bước 3: Bảo vệ kế hoạch trước TCT

Căn cứ yêu cầu của TCT và chỉ đạo của Lãnh đạo Công ty, phòng KTKH là đầu mối chuẩn bị nội dung cùng lãnh đạo và các đơn vị chuyên môn có trách nhiệm bảo vệ KH SXKD đã được lập với Tổng Công ty;

Sau thời điểm bảo vệ, phòng KTKH chủ trì và đầu mối, phối hợp với các đơn vị chuyên môn hiệu chỉnh, bổ sung các ý kiến đóng góp của TCT để tổng hợp lần cuối trình TCT phê duyệt;

Quyết định giao kế hoạch của TCT cho Công ty là chỉ tiêu pháp lệnh trong năm kế hoạch mà Công ty phải phấn đấu hoàn thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Phê duyệt kế hoạch và triển khai thực hiện

43

Căn cứ quyết định giao kế hoạch SXKD của TCT cho Công ty, phòng KTKH sẽ tiến hành lập kế hoạch cho các đơn vị theo các nội dung, chỉ tiêu đã được TCT phê duyệt trình lãnh đạo phê duyệt và ban hành. Các đơn vị có trách nhiệm khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch đã được giao;

Phòng KTKH chủ trì cập nhật tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty, báo cáo lãnh đạo tình hình thực hiện hàng Quý làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vào cuối năm.

Trách nhiệm của bộ phận tài chính trong công tác lập kế hoạch:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2​ (Trang 42)