0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Định hướng hoạt động tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2​ (Trang 79 -82 )

1.2.4 .Tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính

4.1. Định hướng hoạt động tài chính của Công ty

4.1.1. Dự báo tình hình thị trường điện

Sau gần 4 năm thực hiện Quy hoạch điện VII, ngành điện đã đạt được những thành tựu quan trọng như sản lượng điện thương phẩm tăng bình quân gần 11%/năm; công suất nguồn điện tăng nhanh, trong giai đoạn 2011-2014 đưa vào vận hành trên 13.000 MW, nâng tổng công suất nguồn điện hiện nay của cả nước lên trên 34.000 MW.

Mặc dù vậy, trong quá trình phát triển, ngành điện cũng bộc lộ một số tồn tại, như: một số nguồn điện và cung cấp khí không đáp ứng tiến độ, dẫn đến công suất nguồn điện không được phân bố đều giữa các vùng; phát triển lưới truyền tải điện 220 kV đạt thấp, dẫn đến một số thành phố lớn, khu vực trung tâm phụ tải bị quá tải, ảnh hưởng đến đến độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng.

Ngày 18/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Tại Quyết định số 428/QĐ-TT). Theo đó, mục tiêu là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2030.

Theo quy hoạch phát triển ngành điện – Tổng sơ đồ 7, điều chỉnh khoảng quý đầu năm 2016, nhu cầu tiêu thụ điện thương mại đến năm 2020 dự kiến đạt 234-245 tỷ kWh, khoảng 352-379 tỷ kWh vào năm 2020 và 506-559 tỷ kWh đến năm 2030. Trong đó, khu vực miền Nam sẽ dẫn đầu tiêu thụ điện và cũng

70

là khu vực thiếu điện trầm trong, nhất là trong bối cảnh dòng vốn FDI được dự báo tiếp tục gia tăng ở khu vực này sẽ thúc đẩy sản lượng tiêu thụ điện.

Thị trường điện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước nhằm chuyển ngành điện theo cơ chế thị trường, tăng tính minh bạch và cạnh tranh, bên cạnh đó sẽ đảm bảo sự phát triển vững mạnh của ngành, phục vụ nhu cầu cung cấp điện cho các hoạt động sản xuất và đời sống chính trị xã hội của đất nước. Để chuyển đổi cơ cấu thị trường, ngày 08/11/2013, Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg được ban hành, quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực Việt Nam, hướng đến năm 2023 thị trường điện bán lẻ cạnh tranh sẽ được vận hành

Tóm lại, điện lực được đánh giá là ngành thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Sự phát triển của ngành điện có ý nghĩa nền tảng đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

4.1.2. Định hướng chiến lược tài chính của Công ty

Chiến lược tài chính của PVPower NT2 trong thời gian tới là an toàn, ổn định và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đạt lợi nhuận tốt nhất.

Phát triển Công ty trở thành nhà cung cấp, sản xuất điện đáng tin cậy, đáp ứng tối đa nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Phấn đấu khả năng tài chính bền vững đáp ứng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty, chủ sở hữu.

Tập trung chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tiết kiệm, hiệu quả, an toàn trong thị trường phát điện cạnh tranh.

Phối hợp chặt chẽ, tăng cường quan hệ với EVN/A0/EPTC, PVGas, PVPS và các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo công tác vận hành nhà máy liên tục an toàn, hiệu quả.

71

Giai đoạn 2016 – 2020 là giai đoạn phục hồi đà tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng sau giai đoạn dài suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính vừa qua. Vì vậy, nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế xã hội đất nước sẽ tăng. Bên cạnh đó, Trong bối cảnh một số dự án Nhà máy điện than công suất lớn trong cả nước bị chậm tiến độ vì nhiều lý do khác nhau, với nguồn cung cấp điện năng linh hoạt như Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 là giải pháp hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước và góp phần xây dựng ngành Điện lực Dầu khí.

Trong giai đoạn tiếp theo, PVPower NT2 đề ra mục tiêu sẽ tiếp tục vận hành đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả nhất trong thị trường phát điện cạnh tranh để có lợi nhuận tốt đảm bảo lợi ích của các Cổ đông nói riêng và lợi ích Quốc gia nói chung. Bên cạnh đó, PVPower NT2 sẽ luôn phát huy, tận dụng tối đa mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị sẵn sàng tham gia thị trường bán buôn điện phù hợp với lộ trình phát triển thị trường điện lực Việt Nam của Chính phủ. Song song đó, PVPower NT2 sẽ tiếp tục tìm kiếm những cơ hội để đầu tư phát triển mới. Trước mắt, thời gian tới đây PVPower NT2 sẽ xem xét khả năng nâng công suất nhà máy nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Qua đó cho thấy, PVPower NT2 tập trung vào giá trị cốt lõi sản xuất và kinh doanh điện năng. Chiến lược và định hướng phát triển của PVPower NT2 là hoàn toàn phù hợp với định hướng của ngành và chính sách của Nhà nước. Mỗi giai đoạn, Công ty luôn đưa ra từng giải pháp cụ thể và kịp thời nhằm hoàn thành tốt nhất kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, Công ty cũng tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc cải thiện bộ máy quản lý, vận hành hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm, đồng thời luôn chú trọng công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học

72

công nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2​ (Trang 79 -82 )

×