Đối với các cơ quan ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đông hà nội​ (Trang 88 - 94)

+ Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội - Nhà nước phải giữ được sự ổn định của nền kinh tế . Đây là điều kiê ̣n quan tro ̣ng làm tăng sự tin tưởng của mo ̣i bô ̣ phâ ̣n trong đ ó có các nhà sản xuất, ngân hàng và người tiêu dùng đối với triển vo ̣ng tươi sáng của nền kinh tế. Với nền kinh tế suy thoái như hiện nay thì nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động: hoạt động kinh doanh lãi thấp, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao,… Cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Phát triển kinh tế bền vững là tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng huy động và cho vay một cách an toàn hơn.

- Cần đưa ra những chính sách phù hợp cải thiê ̣n môi trường kinh tế xã hô ̣i, khoa ho ̣c công nghê ̣ cũng như bảo vê ̣ người tiêu dùng . Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hô ̣i được cải thiê ̣n, dân trí nâng cao sẽ khiến cho nhiều tầng lớp dân cư trong xã hô ̣i có điều kiê ̣n tiếp câ ̣n với các sản phẩm ngân hàng hiê ̣n đa ̣i. Do vâ ̣y, Nhà nước cần có những cơ chế đầu tư thỏa đáng vào việc phát triển hạ tầng cơ sở về công nghệ , dịch vụ tự động h iê ̣n đa ̣i như hê ̣ thống bán hàng tự động,… Khuyến khích các doanh nghiê ̣p đầu tư vào lĩnh vực phát triển hê ̣ thống ha ̣ tầng công nghê ̣ thông tin mang ý nghĩa xã hô ̣i, phân bố đồng đều. Cần khuyến khích hoa ̣t đô ̣ng tiêu dùng qua kê nh tín du ̣ng của ngân hàng như khuyến khích người dân sử du ̣ng các di ̣ch vu ̣ ngân hàng . Một trong những chủ trương lớn trong thời gian qua là trả lương người lao động qua tài khoản. Điều này không chỉ làm tăng số lượng khách hàng cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng quảng bá các sản phẩm tín dụng của mình đến với khách hàng.

+ Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý

Điều kiện về một môi trường pháp lý thuận lợi là rất quan trọng đối với hoạt động của các NHTM. Trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, cần đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, phát mại TSBĐ, các văn bản này còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp. Chính phủ tạo sự thông thoáng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, tư nhân có nợ xấu.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao quyền tự chủ của các TCTD và phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, xây dựng luật ngân hàng mới tạo cơ sở pháp lý cho mô hình NH Trung ương hiện đại và phát triển hệ thống TCTD trong giai đoạn mới.

Chính Phủ cần có những biện pháp cần thiết để đảm bảo luật pháp phải được thực hiện một cách nhất quán và triệt để. Đối với lĩnh vực NH yêu cầu

tăng cường pháp chế trên lĩnh vực hoạt động NH đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

+ Xây dựng lộ trình áp dụng quy định, chính sách

Đối với các chính sách ảnh hưởng nhiều tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân thì cần phải có lộ trình áp dụng phù hợp. Ví dụ, với chính sách mua bán chuyển quyền chuyển nhượng phải sang tên đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu dù quy định rất lâu nhưng cả xã hội không áp dụng do đó người dân không biết. Khi Chính phủ thắt chặt việc chấp hành, quy định này không phổ biến rộng rãi cho nhân dân chỉ trước khi thực hiện thời gian quá ngắn (một tuần) trong khi các thông tin này cần được báo chí đề cập rộng rãi. Nhiều người dân kinh doanh xe cũ không kịp xử lý gây tồn đọng hàng số lượng lớn trong khi hàng không bán được. Khách hàng không kinh doanh được thì không có tiền để trả nợ ngân hàng làm cho nợ quá hạn của ngân hàng gia tăng.

+ Xây dƣ̣ng hê ̣ thống thông tin thẩm đi ̣nh khách hàng:

Để đa da ̣ng hóa thông tin khách hàng cần nhiều kênh thông tin như viê ̣c thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ nô ̣p thuế, bảo hiểm xã hội, chế đô ̣ với người lao đô ̣ng, hay người lãnh đa ̣o công ty và người có liên quan đã từng có tiề n án tiền sự... tuy nhiên các thông tin này rất khó để Ngân hàng có thể tiếp câ ̣n , thông tin chủ yếu vẫn do khách hàng cung cấp . Vì vậy để đa dạng hóa thông tin thẩm định khách hàng, Chính phủ cần đa dạng hóa thông tin , có công thông tin kết nối chung giữa thông tin Ngân hàng và các bô ̣ ban ngành liên quan . Viê ̣c này vừa giúp thông tin đến các bộ ban ngành được nhanh chóng , chính xác, đồng thời giúp Ngân hàng có nhiều nguồn thông tin đa dạng để thẩm định khách hàng.

Tiểu kết chƣơng 4

Trên cơ sở phân tích đánh giá các ưu điểm, nhược điểm về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, căn cứ định hướng phát triển của Vietinbank Đông Hà Nội, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp chung và một số giải pháp riêng để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Ngoài ra, chương 3 cũng đề xuất một số kiến nghị với trụ sở chính Vietinbank và các bộ ngành liên quan, Chính phủ, NHNN nhằm xây dựng các chính sách pháp luật làm cơ sở hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Với viê ̣c thành lâ ̣p Khối phê duyê ̣t tín du ̣ng – trụ sở chính cùng các phòng ban hỗ trợ như Phòng hỗ trợ tín dụng và Phòng Tổng hợp , công tác thẩm định được độc lập so với bộ phận quan hệ khách hàng và áp lực kinh doanh đồng thời việc chuyên môn hóa sẽ giúp chất lượng thẩm định tốt hơn . Sau khi đi vào vâ ̣n hành mô hình mới , Chi nhánh Đông Hà Nội tăng cường thu hồi nợ đã xử lý RRTD,… Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đông Hà Nội” đã giải quyết được 3 vấn đề cơ bản:

- Lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt

động của NHTM.

- Thực trạng chất lượng tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín

dụng tại Vietinbank – chi nhánh Đông Hà Nội.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản

trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Viê ̣t Nam – chi nhánh Đông Hà Nội.

Do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn, cũng như thời gian… nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong được sự góp ý của thầy/cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

[1] Phan Thị Cúc, 2008. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

[2] Lê Thị Huyền Diệu, 2010. Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Học viện Ngân hàng.

[3] Nguyễn Thị Gấm, 2016. Xử lý tài sản bảo đảm trong tranh chấp hợp đồng tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, Số 13, tháng 7/2016.

[4] Lê Thị Thanh Hà, 2004. Giải pháp hoàn thiện quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

[5] Trần Huy Hoàng và các cộng sự,2007. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

[6] Trần Viết Hoàng và Cung Trần Việt, 2008. Các Nguyên lý Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính. Thành phố Hồ Chí Minh:Nhà xuất bản Thống kê. [7] Nguyễn Minh Kiều,2006. Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

[8] Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

[9] Trần Thị Kỳ, 2014. Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sỹ, trường Đại học Kinh tế quốc dân.

[10] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 06 năm 2014.

[11] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Hà Nội, tháng 03 năm 2017.

[12] Lê Tấn Phước, 2007. Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

[13] Lê Thanh Tâm, Phạm Bích Liên, 2009. Quản trị Rủi ro hoạt động: Kinh nghiệm Quốc tế và Bài học đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Tạp chí Ngân hàng, số 20, Hà Nội.

[14] Lê Văn Tề và Hồ Diệu, 2004. Ngân hàng Thương mại. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

[15] Lê Thị Hiệp Thương, 1996. Các biện pháp của ngân hàng thương mại nhằm hạn chế những rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

[16] Nguyễn Hữu Thủy, 1996. Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

[17] Nguyễn Thị Ngọc Trang và các cộng sự, 2007. Quản trị Rủi ro Tài Chính. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

[18] Nguyễn Đức Tú, 2012. Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc dân.

[19] Đào Thanh Tú, 2014. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 6, năm 2014.

[20] Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002. Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Công An Nhân dân.

II. Tiếng Anh

[21] Basel Committee on Banking Supervison (2004), International Convergence of Capital Muasurement and Capital Standards – A Revised Framework, Bank For International Settlements, Basel.

[22] Eugene F. Brigham, Michael C. Ehrhardt (2002), Financial Management: Theory and Practice,South-Western, Ohio. 92

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đông hà nội​ (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)