Công tác quản trị RRTD ở NHTM thường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu phát hiện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro.
Phát hiện rủi ro: Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất.
Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào: dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay.
Đo lường rủi ro tín dụng: Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro.
Quản lý và kiểm soát RRTD: Quản lý và kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị RRTD của một NHTM, đây chính là cái hồn của quy trình RRTD. Quản lý và kiểm soát RRTD là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong một ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng.
Xử lý rủi ro tín dụng: Xử lý RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ở bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng.
Bốn bước trong quy trình RRTD có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyết định rất lớn tới hiệu quả quản trị RRTD. Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất. Bởi vì, khi phát hiện rủi ro càng sớm, chủ
động trong quản lý và kiểm soát rủi ro thì càng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng.
Từ đó, có thể thấy vấn đề cốt lõi trong quản trị tín dụng ngân hàng chính là đưa ra các giải pháp, cách thức để phát hiện sớm rủi ro. Hiện nay nhiều ngân hàng đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, thực hiện thẩm định tín dụng, củng cố hệ thống báo cáo thông tin quản trị tín dụng MIS… Đây chính là những cách thức nhằm phát hiện sớm RRTD.
Tuy nhiên, vẫn phải thấy rằng, các biện pháp này vẫn còn có những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện. Ví dụ như các chỉ số cảnh báo của hệ thống cảnh báo sớm rủi ro vẫn còn tương đối đơn giản, tập trung chủ yếu vào dòng tiền về tài khoản, tình trạng quá hạn, số dư vượt quá hạn mức, mà chưa bao phủ rộng các yếu tố nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro tín dụng; Hoặc công tác thẩm định tín dụng còn nhiều hạn chế và chất lượng thẩm định chưa cao.
Mô ̣t chiến lược quản tri ̣ RRTD hợp lý là phải thực tế với thực tra ̣ng của nền kinh tế và chính ngân hàng đó . Do đó, nó cần được xây dựng trên những căn cứ:
Một là, phù hợp với thực trạng môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do môi trường hoa ̣t đô ̣ng của ngân hàng sẽ quyết đi ̣nh tới các yếu tố rủi ro mà ngân hàng có thể gă ̣p phải do đó cần xây dựng chiến lược quản trị RRTD phù hợp với môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu xây dựng được mô ̣t chiến lược phù hợp với thực tra ̣ng và xu thế của yếu tố vĩ mô , ngân hàng có thể đo lường dự đoán được rủi ro có thể xảy ra , từ đó có thể chủ đô ̣ng có nh ững chính sách thích hợp để khắc phục và hạn chế rủi ro . Môi trường hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của ngân hàng bao gồm:
Tình hình kinh tế- xã hội của địa bàn mà ngân hàng hoạt động; Tính chất của lĩnh vực mà ngân hàng thâm nhập;
Khả năng của đối thủ cạnh tranh với ngân hàng trên địa bàn.
Hai là, phù hợp với quy định của cơ quan quản lý . Bất cứ mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh nào cũng chi ̣u sự quản lý của các cấp có chính quyền nhằm đảm bảo cho sự phát triển của ngành đó nói riêng cũng như sự vâ ̣n hành của cả nền kinh tế nói chung . Hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN và quản lý gián tiếp của các ban ngành khác . Hơn nữa, rủi ro ngân hàng mang tính dây truyền do đó việc tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý vừa đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng đó mà còn đảm bảo cho sự an toàn của toàn hệ thống ngân hàng . Vì vậy, các ngân hàng cần phải chủ động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những hoạt động kinh doanh của mình, tuân thủ đầy đủ và chă ̣t chẽ các quy đi ̣nh của NHNN , Chính phủ,… để đảm bảo hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế.
Ba là, xây dựng trên cơ sở nguyên tắc chung về quản trị RRTD. Ngoài sự tuân thủ quy luâ ̣t tự nhiên , các quy định của pháp luật thì các ngân hàng cần tuân thủ các nguyên tắc quản tri ̣ RRTD chung trong các ngân hàng:
Chiến lược quản tri ̣ RRTD phải phù hợp với chiến lược phá t triển và chính sách tín dụng của ngân hàng.
Tuân thủ các quy tắc tín du ̣ng đề ra.
Có bộ phận quản trị RRTD riêng , hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng.
Thực thiê ̣n nguyên tắc “hai tay , bốn mắt” trong hoa ̣t đô ̣ng quản tri ̣ RRTD.
Quản trị RRTD cần được thực hiện trên toàn bộ danh mục cho vay cũng như với từng khoản cho vay riêng lẻ.
Quản trị RRTD phải được đặt trong mối quan hệ với các rủi ro khác. Công tác quản tri ̣ RR TD bao gồm : xác định, đi ̣nh lượng, giám sát và
sử du ̣ng dự phòng để bù đắp RRTD.
Cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu được.
Bốn là, mô hình tổ chức hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng hiê ̣n đa ̣i . Sự vâ ̣n hành tín dụng tốt hay không sẽ quyết đi ̣nh đến RRTD mà ngân hàng sẽ gă ̣p phải, do đó những mô hình tổ chức hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng càng hiê ̣n đa ̣i thì RRTD mà ngân hàng gặp phải càng ít. Mô hình tổ chức hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng cần tuân thủ:
Mọi mặt trong hoạt động quản trị tín dụng đều phải được quản lý tập trung. Đảm bảo đô ̣c lâ ̣p giữa ba chức năng: bán hàng, quản lý rủi ro và tác nghiệp.
Năm là, thực hiê ̣n công tác phân tích lợi nhuâ ̣n - rủi ro của ngân hàng . Thông qua công tác phân tích báo cáo tài chính, báo cáo RRTD mà ngân hàng có thể gặp phải mà có thể rút ra được phạm vi RRTD tập trung , xác định hiệu quả công tác quản lý RRTD từ đó có thể xác định được mức RRTD có thể chấp nhâ ̣n được mà vẫn đảm bảo lợi nhuâ ̣n của ngân hàng.
Sáu là, kinh nghiệm quản lý danh mu ̣c cho vay , chất lượng của thẩm đi ̣nh tín du ̣ng, năng lực trình đô ̣ cán bô ̣,… Chất lượng thẩm đi ̣nh tín du ̣ng tốt thì sẽ phân tách được rõ ràng , chính xác chất lượng từng khách hàng mà ngân hàng có những hướng điều chỉnh thích hợp từ khâu quyết định cho vay tới khâu thu hồi nợ, hạn chế RRTD có thể xảy ra . Mă ̣t khác, tín dụng và quản trị RRTD cũng cần có sự nha ̣y cảm nghề ngh iê ̣p và điều này phu ̣ thuô ̣c vào kinh nghiêm, năng lực của cán bô ̣ nhân viên tín du ̣ng, nhân viên quản lý rủi ro,… Khi xây dựng chiến lược quản tri ̣ RRTD đảm bảo sáu yêu cầu trên thì sẽ đảm bảo được chất lượng của quản trị RRTD, chiến lược quản tri ̣ RRTD sẽ trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của quản trị RRTD nói riêng , hoạt động toàn ngân hàng nói chung.
Các bước để xây dựng nội dung quản trị rủi ro tín dụng:
-Nguyên tắc 1: Phê duyê ̣t và xem xét chiến lược RRTD theo đi ̣nh kỳ , xem xét những vấn đề như mức rủi ro có thể chấp nhâ ̣n được
-Nguyên tắc 2: Thực hiê ̣n chiến lược chính sách tín du ̣ng . Xây dựng các chính sách tín dụng , quy trình thủ tục cho vay riêng và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đi ̣nh giá, quản lý và kiểm soát RRTD.
-Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý RRTD trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoa ̣t đô ̣ng mới đều trải qua đầy đủ các thủ tu ̣c, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.
b. Thực hiê ̣n cấp tín dụng lành mạnh
-Nguyên tắc 4:Tiêu chuẩn cấp tín du ̣ng đầy đủ gồm có : những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấy tín dụng, nguồn thanh toán.
-Nguyên tắc 5: Thiết lâ ̣p ha ̣n mức tín du ̣ng tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ , nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau , trong và ngoài bảng cân đối kế toán
-Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyê ̣t các khoản tín du ̣ng mới, gia ha ̣n các khoản tín du ̣ng hiê ̣n có.
-Nguyên tắc 7: Viê ̣c cấp tín du ̣ng cần phải dựa trên cơ sở giao di ̣ch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các DN và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.
c. Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp
-Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mu ̣c tín du ̣ng.
-Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ , đánh giá tính đầy đủ của cá c khoản dự phòng rủi ro tín dụng.
-Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử du ̣ng hê ̣ thống đánh giá rủi ro nô ̣i bô ̣ . Hê ̣ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoa ̣t đô ̣ng của ngân hàng.
-Nguyên tắc 11: Hê ̣ thống thông tin và kỹ thuâ ̣t phân tích: giúp ban quản lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán , cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mu ̣c tín du ̣ng , bao gồm cả viê ̣c phát hiê ̣n các tâ ̣p trung rủi ro.
-Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mu ̣c tín du ̣ng.
-Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiê ̣n kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình tra ̣ng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.
d. Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng
-Nguyên tắc 14: Thiết lâ ̣p hê ̣ thống xem xét tín du ̣ng đô ̣c lâ ̣p và liên tu ̣c , cần thông báo kết quả đánh giá cho Hô ̣i đồng quản tri ̣ và ban quản lý cấp cao.
-Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín du ̣ng cần phải được theo dõi đầy đủ , cụ thể: Viê ̣c cấp tín du ̣ng phải tuân thủ với các tiểu chuẩn thâ ̣n tro ̣ng , thiết lâ ̣p và áp dụng kiểm soát nội bô ̣, những vi pha ̣m về chính sách , thủ tục và hạn mức tín du ̣ng cần được báo cáo ki ̣p thời.
-Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề .
1.3.3.Một số mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại
rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
Hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.
a. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung
Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp.Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.
* Điểm mạnh:
• Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.
• Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.
• Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. • Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.
* Điểm yếu:
• Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.
• Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
b. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy
đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.
* Điểm mạnh: • Gọn nhẹ.
• Cơ cấu tổ chức đơn giản.
• Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ. * Điểm yếu:
• Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.
• Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.
Định hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mô hình các NHTMVN khuyến nghị nên áp dụng mô hình quản lý rủi ro tập trung.
Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.
Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc