Công tác báo cáo quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đông hà nội​ (Trang 62 - 63)

Định kỳ hàng tháng, chi nhánh họp để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động tín dụng. Nội dung họp chỉ mới dừng lại ở doanh số tín dụng, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thu hồi xử lý RRTD,… mà chưa lập các báo cáo phân tích thực trạng RRTD tại chi nhánh. Phòng thẩm định và quản lý rủi ro tại chi nhánh sẽ thực hiện lập báo cáo này để trình ban lãnh đạo chi nhánh. Cuộc họp sẽ có đầy đủ ban lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng khách hàng, phòng giao dịch, phòng thẩm định và quản lý rủi ro.

Định kỳ hàng quý, hàng năm, chi nhánh lập báo cáo phân tích thực trạng RRTD tại chi nhánh, nêu từng trường hợp cụ thể gây nợ quá hạn, nợ xấu để tìm hướng xử lý và rút kinh nghiệm trong quá trình cấp tín dụng. Nội dung báo cáo này bao gồm, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng RRTD, thu hồi xử lý RRTD; mức độ tập trung tín dụng; vi phạm trong quá trình cấp tín dụng, giám sát sau cho vay,… Tuy nhiên, hiện nay báo cáo trích lập dự phòng RRTD được thực hiện bán tự động dẫn tới độ chính xác của thông tin thấp và tổn hao nhân lực.

3.2.6.Chất lượng tín dụng của chi nhánh

Trong hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng, tỷ lệ nợ xấu , nợ quá ha ̣n trên tổng dư nợ luôn là một trong các chỉ số được Ban lãnh đạo Chi nhánh quan tâm hàng

đầu.Trong các năm qua tỷ lê ̣ nợ xấu của Chi nhánh ở mức tương đối thấp , đă ̣c biê ̣t trong giai đoa ̣n từ 2013 – 2016 nợ xấu của Chi nhánh luôn ở mức nhỏ

hơn hoă ̣c bằng 0.5%, đây là mức rất thấp so với toàn ngành trong giai đoa ̣n này. Tuy nhiên đến năm 2017 và 2018 nợ xấu tăng lên và vượt mức 1%, vẫn ở ngưỡng khá thấp. Các khoản nợ quá hạn chủ yếu là do các khoản vay trung dài hạn.

Về nợ nhóm 2, trong năm 2012 và 2013 Chi nhánh gần như không có nợ nhóm 2. Đến năm 2013 Chi nhánh có 249 tỷ nợ nhóm 2, đây là khoản nợ của Công ty Vinalines chuyển nhóm , sau đó NHCT đã có quyết đi ̣nh chuyển đổi khoản nợ này thành vốn cổ phần. Trong giai đoa ̣n từ 2015 – 2018 tỷ lệ nợ xấu luôn nhỏ hơn hoă ̣c bằng 1% cho thấy Chi nhánh kiểm soát nợ nhóm 2 tương đối tốt.

Bảng 3.7 Chất lượng tín dụng tại Vietinbank – chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2012 - 2018

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nợ xấu 62 13 8.1 4.2 18.7 47 70

Tỷ lê ̣ nợ xấu/tổng dư nợ 2.6% 0.5% 0.3% 0.1% 0.5% 1.0% 1.3%

Nợ nhóm 2 0 0 249 32 14 7 23

Tỷ ệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ 0.0% 0.0% 8.5% 1.0% 0.4% 0.2% 0.4% Chi nhánh đạt được kết quả này một phần từ việc chuyển đổi mô hình của NHCT. Viê ̣c cho vay các khách hàng có hạn mức vay lớn được thẩm định tâ ̣p trung ta ̣i Khối Phê duyê ̣t tín du ̣ng – Trụ sở chính NHCT vì vậy việc thẩm đi ̣nh có sự chuyên sâu , hạn chế rủi ro về đạo đức trong việc phê duyệt hạn mức. Đồng thời việc kiểm soát giải ngân tách ba ̣ch khỏi các phòng kinh doanh, tập trung ta ̣i phòng Hỗ trợ tín du ̣ng vì vâ ̣y đảm bảo tính đầy đủ , thống nhất, chă ̣t chẽ trong viê ̣c giải ngân . Về khâu xử lý nợ , Phòng Tổng hợp sẽ thực hiê ̣n chức n ăng thu hồi nợ XLRR và câ ̣p nhâ ̣t báo cáo tiến đô ̣ xử lý nợ với Tru ̣ sở chính NHCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đông hà nội​ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)