Hiện nay, danh mục sản phẩm cho vay của chi nhánh đã tương đối đầy đủ nhưng chưa có các sản phẩm đặc thù của khu vực Đông Hà Nội như sản xuất đồ gốm , đồ thủ công mỹ nghệ , ngành vải,… do đó tác giả đề xuất giải pháp ngân hàng thiết kế sản phẩm tín dụng riêng cho các đối tượng khách hàng này. Trong từng loại sản phẩm, chi nhánh cần xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng cụ thể, rõ ràng.
Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ. Để thu hút được các khách hàng tiềm năng, chi nhánh cần có chính sách ưu đãi đặc biệt là lãi suất.
Hiện tại, chi nhánh chủ yếu nhận thế chấp là BĐS, hạn chế nhận quyền đòi nợ và hàng tồn kho; khi thị trường phát triển, cần phải nâng cao khả năng
cạnh tranh đối với các TCTD khác trong khi các NHTM cổ phần có xu hướng nhận thế chấp các TSBĐ này tương đối nhiều. Nếu chi nhánh xây dựng được quy định, quy trịnh, hướng dẫn quản lý cụ thể thì rủi ro từ việc nhận thế chấp HTK và quyền đòi nợ không quá rủi ro như hiện tại chi nhánh xác định. Việc nhận thế chấp TSBĐ là BĐS cần xác định tỷ lệ nhận thế chấp tài sản là nhà dự án, phân loại TSBĐ theo khu vực để dễ quản lý đồng thời nên hạn chế các TSBĐ ở xa chi nhánh, khó quản lý hoặc các TSBĐ ở khu vực giá trị hay biến động dễ sụt giảm mạnh.