Lí thuyết về giới trong nghiên cứu văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 28 - 30)

7. Đóng góp của luận văn

1.3. Lí thuyết về giới trong nghiên cứu văn học

Nghiên cứu con người từ góc nhìn văn hóa thì không thể không nghiên cứu một phương diện quan trọng là văn hóa ứng xử giới. Nói đến một con người, cần nói đến giới tính nam/nữ chứ không thể nói chung chung.

Giới (gender) là khía cạnh chỉ về sự kiến tạo xã hội về văn hóa đối với sự khác biệt giữa nam và mối quan hệ giữa nam và nữ, giữa vai trò, trách nhiệm, hành vi xã hội quy định cho mỗi giới, phù hợp với những đặc điểm văn hoá, chính trị, kinh tế và tôn giáo. Giới là một phần trong nghiên cứu văn hóa. Nghiên cứu văn học dựa theo phương diện giới là hướng nghiên cứu nhân bản và mới mẻ. Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam định nghĩa: “Giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được” [34, tr33].

Giới (gender) là một thành phần của hệ thống giới tính(sex). Tác giả Hoàng Bá Thịnh cho rằng “Giới tính (sex) đề cập đến những khác biệt sinh học căn bản nhất giữa đàn ông và đàn bà, đặc biệt là cơ quan sinh dục và khả năng sinh sản”

[51, tr56]. Như vậy, khái niệm về giới dựa trên những đặc điểm sinh học nam và nữ, được sử dụng như một thuật ngữ chỉ sự khác biệt của từng giới do những quy định của văn hóa từ đó tạo ra khái niệm nam tínhnữ tính.

Trong giới, nam tính hay yếu tố nam tính thường mang đặc điểm manh mẽ, hiếu chiến, thống trị, cạnh tranh, ít bộc lộ tình cảm.... Nam tính của người đàn ông

được quyết định bởi các yếu tố sinh học nhưng còn được quyết định bởi các yếu tố chính trị - kinh tế - văn hóa. Vì thế, nam tính không phải là những giá trị “nhất thành bất biến” mà có tính lịch sử, tính khu vực. Điều này đã ảnh hưởng trong sáng tác văn học và cũng được phản ánh qua văn học.

Vấn đề giới đã được phản chiếu trong Kinh thánh về câu chuyện của Adam và Eva; Thần thoại Hy Lạp lí giải việc tạo ra giống đàn ông và đàn bà là do các vị thần trên đỉnh Ôlimpo; trong thần thoại Nữ Oa vá trời của người Trung Hoa (cho rằng đàn ông và đàn bà lấy nhau, tự tạo ra và duy trì giống nòi); Kinh Dịch Trung Hoa cũng cho rằng “nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh” [20, tr161]. Ngoài ra, triết lý Trung Hoa dựa trên nguyên lý nam - dương, nữ - âm giống như vạn vật trong trời đất đều có sự giao hòa. Giới trong Nho giáo biểu hiện rõ nhất qua quan niệm ứng xử nam nữ qua đạo tam cương, ngũ thường dành cho người nam. Đó là khuôn mẫu dạy cho người đàn ông biết kỷ cương, cương thường, đạo lý. TrongMạnh Tử – Đằng Văn Công hạ có ghi: phú quý bất năn dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. Cũng theo thuyết âm dương của Nho giáo, đàn ông – biểu tượng cho tính dương cần phải cường (mạnh) và đàn bà – biểu tượng cho tính âm thì cần phải nhu

(yếu). Cho nên trong quan niệm Nho giáo, người đàn ông phải mạnh, là người phải lập công lập danh, là chỗ dựa, là trụ cột để tạo dựng một gia đình theo quan niệm

phu xướng phụ tùy .

Trong văn hoá người Việt, giới có tác động không nhỏ đến đời sống của người phụ nữ và nam giới. Người đàn ông luôn là người giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Điều này phản ánh trong tư tưởng nam quyền rất phổ biến trong văn học trung đại. Các nhà nho xưa thường coi phụ nữ là lực cản trên con đường tu dưỡng đạo đức nên phải xa lánh nữ sắc. Những kẻ mê đắm nữ sắc bị lên án và bị coi như những nhân vật phản diện. Để thực hiện lý tưởng cao cả, họ phải gạt bỏ tình cảm nhi nữ, bỏ sắc dục, phải tu tâm quên đi bản năng tính dục, hy sinh đời sống tình dục để tu thần, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Họ cần quay lưng lại tiếng gọi của thân xác, của sắc đẹp bởi nó chính là nguyên nhân gây nên suy vong, sụp đổ cho của các triều đình, bất hạnh tai hoạ cho gia đình và nỗi đâu khổ cho cá nhân.

Như vậy, giới có vai trò chi phối, tác động đến cách xây dựng hình tượng nhân vật. Trong nghiên cứu văn học, có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu giới

của nhân vật văn học để tìm hiểu các kiểu hình tượng nam, nữ. Trước đây, nhân vật nam, nữ thường chỉ được nhìn theo quan điểm giai cấp, áp bức hay bị áp bức, theo quan điểm đạo đức, đáng khen hay đáng chê thì với điểm nhìn giới, chúng ta thấy thêm những phương diện khác của nhân vật. Từ việc nhận diện đó, chúng tôi sẽ xem xét sự ảnh hưởng của các quan niệm giới của mỗi tác giả đối với cách nhìn nhận và sự xây dựng hình tượng Từ Hải và Lục Vân Tiên. Bởi vì tuy là anh hùng nhưng trước hết họ là những con người, những người đàn ông. Người đàn ông được các tác giả khắc họa, thể hiện ra sao, tất nhiên điều đó phản ánh quan niệm văn hóa về ứng xử giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 28 - 30)