Sử dụng ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 58 - 60)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.3. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại

Trong hoạt động giao tiếp bao giờ cũng tồn tại hai hình thức đối thoại và độc thoại. Đối thoại là hoạt động giao tiếp. Độc thoại là hoạt động tư duy. Trong đó đối thoại là sự phản ánh trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tính cách nhân vật. Nó chuyển tải một lượng thông tin lớn về con người trong tác phẩm. “Đối thoại làm cho chân dung nhân vật được hiện lên một cách sinh động, chân thực trong sự tưởng tượng của người đọc” 44, tr 49. Khi xây dựng tính cách khẳng khái, tự tin của người anh hùng, cả Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu thường sử dụng ngôn ngữ đối thoại chứ không đi sâu miêu tả nội tâm người anh hùng, ít sử dụng ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính thậm xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hóa trong ngòi bút các nhà thơ thêm phần nổi bật, thể hiện vẻ đẹp của sự phi thường, xuất chúng của người anh hùng.

Để nhân vật của mình được hiện lên đầy đủ, toàn diện, Nguyễn Du đã miêu tả họ với cái nhìn nhiều chiều, có khi là miêu tả ngoại hình, có khi miêu tả nội tâm, có khi lại thông qua ngôn ngữ đối thoại của họ để thấy được tính cách sống động của mỗi nhân vật. Khi nghiên cứu văn bản, một số nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý vấn đề lời nói nhân vật. Mặc dù Từ Hải và Lục Vân Tiên là những nhân vật chính diện, được miêu tả bằng bút pháp ước lệ, là những hình mẫu mang tính công thức của văn học trung đại nhưng qua ngôn ngữ đối thoại, các nhân vật trong tác

phẩm đã bộc lộ tâm lý, tính cách khá rõ nét. Theo chúng tôi, cái “khéo” của Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trước hết ở những chỗ ông khai thác một số yếu tố phụ trợ trong lời dẫn thoại. Ngoài những mô thức quen thuộc như: rằng, nàng rằng, chàng rằng, sư rằng, Từ rằng, sinh rằng (Nàng rằng:“khoảng vắng đêm trường/ Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa”). Ngôn ngữ đối thoại khiến ta thấy những băn khoăn, trăn trở của Từ Hải về tương lai. Từ Hải đã từng nghĩ đến cảnh về với triều đình:

“Bó thân về với triều đình Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu?

Áo xiêm ràng buộc lấy nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?”

Và quyết định:

“Sao bằng riêng một biên thùy”

Nguyễn Du đã để cho Từ Hải có nhận xét về những lý lẽ của Kiều đưa ra để thuyết phục Từ của Kiều: “Nghe lời nàng nói mặn mà”. Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã dày công xây dựng và tạo ra một hình tượng mang tính lí tưởng cao cả, đẹp đẽ nhất trong xã hội phong kiến. Đặc điểm ngôn ngữ đối thoại của Từ Hải đã khiến nhân vật mang “tính chất chủ thể hóa” [43, tr353] con người chàng. Đây là nét sáng tạo của truyện Nôm nói chung, của Nguyễn Du nói riêng. Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, trong Truyện Kiều có 3254 câu thì ngôn ngữ đối thoại chiếm 1210 câu chiếm 37,2%. Truyện Lục Vân Tiên số câu đối thoại là 1174/2082 chiếm 56,4% Theo tác giả thì “quan niệm chủ thể hóa nhân vật là đặc trưng chủ yếu của nhân vật truyện Nôm. Nó kéo theo sự xuất hiện của ngôn ngữ đối thoại và độc thoại” 43, tr354 - 355. Trong Lục Vân Tiên hầu như ngôn ngữ kể truyện của tác giả và ngôn ngữ đối thoại, chỉ có 10 câu độc thoại chiếm 0,9% dung lượng tác phẩm. Nhân vật Lục Vân Tiên vì thế cũng bộc lộ tính cách anh hùng qua ngôn ngữ đối thoại với các nhân vật chính diện và phản diện trong tác phẩm. Có khi là nói với dân chạy giặc: “Tôi xin ra sức anh hào/ Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”, có khi kết tội tên tướng cướp Phong Lai: “Kêu rằng bớ đảng hung đồ/ Chớ

quen làm thói hồ đồ hại dân”, khi thì đối đáp với Kiều Nguyệt Nga: “Than rằng đó khéo trêu đây/ Ơn kia đã mấy, của này rất sang”.

Như vậy qua ngôn ngữ đối thoại mỗi nhân vật thể hiện được tính cách anh hùng, lí tưởng nhân nghĩa của mình. Ngôn ngữ đối thoại vì thế đã góp phần đáng kể trong việc khắc họa phẩm chất và tính cách các nhân vật trong hai tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 58 - 60)