Có sự nghiệp hiển hách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 51 - 53)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.3. Có sự nghiệp hiển hách

Từ Hải trong Truyện Kiều đã lập lên một sự nghiệp lớn, một vương triều riêng vì chính nghĩa; Theo sách Ngu Sơ Tân Chí của Dư Hòai thì Từ Hải rủ bọn ngụy nô vào cướp đất Giang Nam. Trong lúc đó, Từ Hải có bắt được mấy người con hát trong đó có Thúy Kiều. Từ Hải yêu Kiều và lấy làm vợ. Sau vì muốn về quê nhà nên Kiều xúi Từ Hải ra hàng quân triều đình. Bị mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ chết giữa trận tiền. Kiều không bằng lòng lấy Hồ Tôn Hiến nên tự tử ở sông Tiền đường. Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân thì chỉ là một nhân vật Lương Sơn Bạc, quân đội đi đến đâu thì cướp bóc của cài, hãm hiếp đàn bà con gái. Nhưng mọi hành động người anh hùng trong trang sách Nguyễn Du đều thể hiện tình cảm trân trọng, thán phục của tác giả. Người anh hùng ấy đã tạo nên sự nghiệp lừng lẫy trong chớp nhoáng :

“Thừa cơ trúc chẻ tro tan Binh uy từ đấy sấm ran trong ngoài

Triều đình riêng một góc trời Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.”

Trong chớp nhoáng Từ Hải có thể “huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam”, có thể “hùng cứ một phương hải tần”. Khi miêu tả Từ Hải ở đoạn này, Nguyễn Du

chuyển từ giọng kể thông thường sang cảm hứng anh hùng ca. Nhà thơ nhìn nhận Từ Hải như một người anh hùng chân chính chứ không phải một tên giặc cỏ, một kẻ phản nghịch theo tiêu chuẩn của Nho giáo chính thống. Cách tả hành động nhân vật đoạn này sử dụng thủ pháp nghệ thuận thâm xưng, lấy uy vũ của thiên nhiên để thể hiện uy vũ của con người (“Đòi phen gió táp mưa sa”). Không gian xã hội mà Từ Hải ây dựng là không gian lí tưởng, là ước mơ của biết bao người lao động bất công. Lời thơ hăm hở, giọng thơ hào hùng, có lẽ trong Truyện Kiều ít có đoạn nào Nguyễn Du hả hê đến thế. Tạo sự nghiệp hiển hách, tạo dựng một xã hội công bình là ước mơ lớn nhất của Từ Hải. “Tuy Nguyễn Du chưa thể hình dung rõ ràng cái xã hội mà Từ Hải muốn lập lên là gì, song bằng trực giác nghệ thuật tinh tường của người nghệ sĩ Vĩ đại, Nguyễn Du cảm thấy đó quyết không phải là nơi “chân trời góc bể”, “nơi đất khách quê người” “địa ngục trần gian”, “miệng hùm nọc rắn”, “cõi người ta”, “chốn bụi hồng” mà đó là xã hội có công lý, có trật tự” [48, tr356]. Tuy nhiên, xã hội mà Từ Hải lập lên “triều đình riêng một góc trời ấy” chỉ tồn tại trong gang tấc, nhanh chóng bị đánh dẹp. Đó cũng là bi kịch của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang chúng tôi sẽ trở lại ở phần sau.

Cũng như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên những trang thơ hào hùng và cảm động về trang anh hùng nghĩa hiệp Vân Tiên. Chiến công của chàng trai Nam Bộ mãi mãi là bài ca hùng tráng về người anh hùng trong một xã hội loạn lạc. Vân Tiên thi đỗ trạng nguyên, có công đánh giặc Ô Qua, lập công hiển hách với triều đình. Sau nhiều nguy nan cuối cùng, Vân Tiên đăng khoa:

“Vân Tiên dự trúng khôi khoa Đương trong nhâm tý thiệt là năm nay”

Vân Tiên là nguyên mẫu nhà nho học - thi - làm quan, lập công lập danh để tạo tiếng thơm cho đời. Tài năng của người anh hùng theo quan điểm phong kiến phải là người xông pha trận mạc, giết giặc lập công. Thấm nhuần đạo đức nhà Nho, Vân Tiên không kiên định mục tiêu, quyết xông pha nơi hòn tên mũi đạn đi dẹp giặc Ô Qua. Đứng trước kẻ thù “Mắt hùm râu đỏ tướng hung lạ lùng” với “Ba quân gươm giáo đều giơ” nhưng chàng không hề nao núng. Hình ảnh đẹp nhất của Vân Tiên là cảnh xông ra giữa trận tiền đầu đội kim khôi, tay cầm siêu bạc cưỡi ngựa ô trong

vòng vây của kẻ thù trong cảnh “Một mình lướt trận xông vô”. Cuối cùng chàng lập chiến công vang dội, dẹp tan giặc Ô Qua hung hãn. Chiến công giòn giã đã được triều đình ghi nhận:

“Sở Vương nghe trạng nguyên về, Sai quân tiếp rước vào kề bên ngai.

Sở Vương bước xuống kim giai,

Tay bưng chén rượu thưởng tài trạng nguyên”

Chiến công của Vân Tiên làm hả hê bao thế hệ bạn đọc. Chàng đã lập công lập danh sau bao sóng dập gió dồi. Chúng tôi thấy giữa Vân Tiên và Từ Hải - hai con người với hai con đường dường như trái ngược nhau nhưng họ đều có hành động hiệp nghĩa. Sau hành trình dâu bể, qua bao thử thách đã tôi luyện tâm hồn con người đầy hoài bão. Cuối cùng người anh hùng Lục Vân Tiên đã chiến thắng tất cả mọi gian tà, vượt qua được mọi thử thách. Món qua cuối cùng mà tạo hoá sắp đặt là khi chàng được gặp lại Kiều Nguyệt Nga và kết duyên cùng nàng. Còn Từ Hải chàng cũng đã thực hiện được ước mơ đó là xưng cõi bá vương, giúp Kiều báo ân, báo oán mặc dù kết cục của người anh hùng ấy có phần bi thảm.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy cùng là người anh hùng song Từ Hải có tính chất

“nổi loạn”, phá cách, không phù hợp với quan niệm anh hùng của Nho giáo (nho giáo coi trọng sự trung quân). Trong khi đó Lục Vân Tiên là anh hùng trong khuôn khổ đạo đức Nho giáo: trung quân, ái quốc. Đặc điểm này phù hợp với quan niệm về người anh hùng truyền thống trong đạo Nho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 51 - 53)