Về thể loại và thể thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 53 - 55)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Về thể loại và thể thơ

Về thể loại, dù ra đời ở những thời điểm khác nhau nhưng cả hai tác phẩm đều là những trường thiên tự sự thi, mang những đặc điểm chung của Truyện thơ Nôm trung đại Việt Nam, đều là những “sáng tạo độc đáo của văn học dân tộc”

43, tr331, “đánh dấu sự trưởng thành của bút pháp tự sự. Con người biểu hiện ở

cả hai phương diện cảm nghĩ và con ngườu hành động” 43, tr334, có quy mô lớn, kết cấu hoàn chỉnh.

Truyện Nôm là thể loại văn học được “viết dưới hình thức văn vần, có cốt truyện trong văn học trung đại Việt Nam” 16, tr1847. Cả hai tác phẩm đều ra đời vào thời kỳ phong kiến suy tàn, mang ý nghĩa phản ánh một thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ của đấu tranh giai cấp dưới chế độ phong kiến. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh, đến thể truyện Nôm thì vấn đề ngôn ngữ dân tộc đã hoàn chỉnh vận mệnh của nó đồng thời góp phần hoàn chỉnh một thời đại lịch sử của dân tộc. Với Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, đến cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX ngôn ngữ dân tộc đã làm tròn sứ mệnh đẹp đẽ của nó với tư cách là công cụ hàng đầu của những thông điệp thẩm mỹ. Nguyễn Đình Chú cho rằng: "Về thể loại truyện thơ, Lục Vân Tiên của Đồ Chiểu đáng xếp vào hàng thứ hai sau Truyện Kiều của Nguyễn Du, sự sáng tạo nghệ thuật ở sức sống, ở khả năng phoncolo (dân gian hóa) của nó. " [25, tr.581]. Thể lục bát với sự hòa quyện đều đặn và liên tục, có khả năng diễn tả bất tận các tình tiết của truyện, là vũ khí văn hóa của dân tộc. Kế thừa truyện thơ lục bát dân tộc, giai đoạn từ thế kỷ XVIII, giữa thế kỷ XIX đã xuất hiện hàng loạt truyện thơ lục bát, như: Thạch Sanh, Phạm Tải Cúc Hoa, truyện Phan Trần… được viết theo quy mô hàng trăm, hàng ngàn câu với những quy định nghiêm ngặt về niêm luật, về vần và nhịp điệu. Qua thời gian, lục bát có những bước tiến mới: có sự thay đổi trong cách ngắt nhịp, gieo vần. Nhưng sự độc đáo của thể thơ này được thể hiện rõ nhất qua tác phẩm Truyện KiềuLục Vân Tiên. Ở đó, “hình thức thơ ca dân tộc thể hiện tâm hồn dân tộc” [43, tr334].

Với đặc điểm chung ấy của thể lục bát, tính chất tự sự của truyện thơ được thể hiện với những sự kiện, xung đột và ngôn ngữ nhân vật cũng như ngột ngữ tác giả có sự đan xen giữa yếu tố tả và kể. Vì vậy, Từ Hải và Lục Vân Tiên đã trở thành những hình tượng sống trong tâm thức người Việt Nam để rồi ta không thấy ngạc nhiên khi sau lũy tre làng những bà cụ nông dân dù không biết chữ nhưng vẫn đọc thuộc những trang Kiều, vẫn ngưỡng mộ tài danh và kể lại chiến công của chàng Lục Vân Tiên, tinh thần hiệp nghĩa của Từ Hải. Thể loại truyện Nôm và thể thơ lục bát góp phần đưa hình tượng người anh hùng đến gần hơn với người bình dân. Hơn nữa, hai nhân vật được đặt trong mạch kết cấu quen thuộc của truyện Nôm: xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau, giữa anh hùng – tiểu nhân, giữa sự phi phàm

xuất chúng với dung tục tầm thường. Qua cách kết cấu như vậy, bản lĩnh anh hùng của nhân vật cũng như lí tưởng, khát vọng và quan điểm của Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu được bộc lộ rõ nét hơn. Vì thế, hai nhân vật này cũng mang đặc điểm chung của hệ thống nhân vật truyện thơ trung đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 53 - 55)