Bút pháp lí tưởng hóa và xây dựng hệ thống biểu tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 55 - 58)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Bút pháp lí tưởng hóa và xây dựng hệ thống biểu tượng

Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hai nhà thơ đã khái quát thành những khuôn mẫu miêu tả người anh hùng trên hai phương diện: ước lệ và cảm hứng vũ trụ. Hai phương diện này gắn bó chặt chẽ với nhau. Họ là những nhân vật lí tưởng được Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu dựng chân dung những người anh hùng với cảm hứng ngợi ca. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp lí tưởng hóa.

Hơn nữa, Từ Hải và Lục Vân Tiên có ảnh hưởng từ mô hình truyện thánh nhân quân tử cho nên khi miêu tả các nhân vật này các tác giả thường “dùng các biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc thần kì, phi thường, khác thường” để làm nổi bật nhân vật. Phổ biến nhất là “liệt kê một số đặc điểm phi thường về ngoại hình và các phẩm chất đạo đức, tinh thần, những năng lực khác” [48, tr152]. Thánh nhân quân tử là mẫu hình lý tưởng của Nho gia. Họ là những con người phi phàm, xuất chúng, là motip nhân vật chính diện, lí tưởng: những đấng, bậc anh hùng, những bạc cao nhân, thiền sư, vua chúa, nho gia…Đó là những con người có đạo đức hơn người và tài năng xuất chúng. Những đấng, bậc anh hùng trong hai thi phẩm được chú ý giới thiệu về lai lịch, xuất thân. Từ Hải “Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông” còn Lục Vân Tiên cũng được giới thiệu là người quận Đông Thành, tuổi đôi tám... Sự xuất thân của Từ Hải mang yếu tố phi thường “giang hồ quen thói vẫy vùng” còn Lục Vân Tiên cũng là nhân vật nối dõi gia đình coi trọng đức thành hiền. Cả hai đều có chung những hoài bão lớn lao mang tầm vóc vũ trụ, mang chí nam nhí “vá trời lấp biển”. Hai nhà thơ lớn vì vậy đều sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả những con người mang tầm vóc vũ trụ.

tuần tự: “Có một hảo hán họ Từ tên Hải, hiệu là Minh Sơn hòa thượng, người đất Việt đến chơi” [8, tr1566]. Nguyễn Du thì chưa muốn để lộ thân thế của Từ mà để Từ đột ngột hiện ra với diện mạo và phong thái một con người phi phàm, gây một ấn tượng đặc biệt cho cả Thúy Kiều và người đọc. Điều này rõ ràng khác ngôn ngữ trần tục của Thanh tâm tài Nhân khi coi người anh hùng thành kẻ đi buôn hay như chính tác giả tả Thúc Sinh là kẻ “quen thói bốc giời”. Nguyễn Du tả thông qua những hình ảnh phóng túng, oai hùng, những từ ngữ biểu tượng “râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”. Chân dung Từ Hải còn “gọi một cái gì uy linh, đa tình ở bên trong (…). Mọi hành động cử chỉ con người đều gợi quy mô vũ trụ như tung hoành ngang dọc, chọc trời khuấy nước, vấy vùng bể khơi”

43, tr357…Nguyễn Du tạo cái nhìn đa chiều về nhân vật khi để tất cả các nhân vật Truyện Kiều đều gọi Từ Hải là anh hùng. Và hành động của người anh hùng cũng phi thường như sự chuyển động của thiên nhiên, mang tầm vóc vũ trụ:

“Thừa cơ trúc chẻ ngói tan, Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài…

…Đòi phen gió táp mưa sa, Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam

Ngôn ngữ tả hàm súc, cảm hứng ngợi ca không chỉ phản ánh chiến công lẫy lừng mà còn thể hiện khí thế cuồn cuộn, uy danh lừng lẫy của Từ. Bút pháp ước lệ được vận dụng tối đa với những hình ảnh phô trương sức mạnh của người anh hùng: trúc chẻ ngói tan - đi đến đâu kẻ thù nát vụn đến đấy; binh uy ran như sấm, chiến công phải rạch đôi sơn hà - chiếm được cả một vùng rộng lớn đối trọng hẳn với triều đình; gió táp mưa sa là thế quân như những trận bão kinh hoàng đổ vào đâu người và vật tan tành đến đấy, cái thế không cần phải quất giáo khua gươm mà đạp đổ năm tòa thành dễ như trở bàn tay. Chỉ bằng bấy nhiêu mỹ từ người đọc cũng đủ hiểu đội quân nhà vua hèn nhát và thất bại như thế nào và uy thế của họ Từ. Từ Hải làm một bài thơ cũng phải “Tay tiên gió táp mưa sa”, khóc người tình cũng phải “Vật mình vẫy gió tuôn mưa”, ý nghĩ động cơ cũng phải “Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương…Theo Trần Đình Sử, Từ Hải là “con người hiện lên khổng lồ cao cả” 43, tr357. Đặc biệt nhất là chí lớn và tư thế hiên ngang: Đội

trời đạp đất ở đời. Câu thơ với từ ngữ bình thường nhưng lồng vào một văn cảnh nhất định tạo được bầu khí oai hùng nằm ngoài ngôn ngữ. Đến cái chết cũng hùng dũng, đầy vẻ thần thoại:

“Khí thiêng khi đã về thần,

Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng. Trơ như đá vững như đồng,

Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng dời”

Bằng cách lý tưởng hóa nhân vật Từ Hải, cho chàng vai trò chống lại cường quyền để bảo vệ những đòi hỏi chính đáng của con người như tự do và công lý, Nguyễn Du gián tiếp công kích những chế độ bất công, áp bức và chà đạp con người.

Lục Vân Tiên cũng được xây dựng với búp pháp lí tưởng hóa, là nhân vật tiêu biểu cho thuyết luân lý, cho văn chương chiến đấu binh vực đạo Nho, cho những nguyên lí đạo đức làm người của đạo Khổng Mạnh. 2082 câu lục bát của truyện thơ này có vị trí cao trong nền văn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn ấy được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả bằng bút pháp lý tưởng hóa: “Mày tằm mắt phụng môi son/ Mười phân cốt cách vuông tròn mười phân”. Hình ảnh “mày tằm”, “mắt phụng” là gương mặt thanh tú, rạng ngời thông minh hơn người. Hành động cũng phi thường “tả đột hữu xông” như “Triệu Tử phá vòng Đương Dang”. Hình ảnh Vân Tiên được so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vây của Tào Tháo trong trận Đương Dương nổi tiếng trong Tam quốc diễn nghĩa. Trong buổi đầu gặp gỡ, ý chí và tài năng của người quân tử được miêu tả gián tiếp qua lời nhận xét của Vương Tử Trực về Vân Tiên:

“Trực rằng: Rồng xuống vực sâu, Mặc dầu giỡn sóng mặc dầu chơi mây".

Bước chân của Vân Tiên trên con đường trẩy kinh, con đường đầy sóng gió hiểm nguy cũng được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả bằng bút pháp ước lệ với những hình ảnh thiên nhiên kỳ vĩ:

“Ra đo tách dặm băng rừng Gió nam rày đã đưa xuân qua hè”

Ngày về chịu tang mẹ cũng là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:

“Cách buồm bao quản gió xiêu

Ngàn trùng biển rộng, chín chiều ruột đau…”

Tóm lại để miêu tả nhân vật lí tưởng thuộc mẫu người thánh nhân quân tử, cả hai nhà thơ đều vận dụng bút pháp lí tưởng hóa. Bởi “ứng xử của các mẫu người này đối với xã hội, tự nhiên và bản thân là khác nhau và các yếu tố thi pháp miêu tả chúng cũng khác nhau” 48, tr149. Bút pháp lí tưởng hóa khi xây dựng nhân vật Từ Hải và Lục Vân Tiên chính là điểm gặp gỡ của hai tác giả trên hành trình văn học trung đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hình tượng anh hùng từ hải và lục vân tiên dưới góc nhìn văn hóa (Trang 55 - 58)