Như chúng tôi đã trình bày ở phần cấu trúc MBH khi cắt ngang cuống và chân polyp: ở trung tâm cuống có trục liên kết bao gồm mô liên kết và nhiều huyết quản, xung quanh cuống chỉ phủ bằng lớp biểu mô mỏng, càng xuống phía dưới polyp sát với thành đại tràng đường kính các huyết quản càng to ra, các thành phần huyết quản càng tập trung và chiếm hầu hết cuống polyp. Cuống polyp càng to thì kích thước các huyết quản càng lớn và thành phần các huyết quản càng chiếm ưu thế, khi đú trờn tiêu bản cắt ngang cuống polyp rất giàu mạch máu, xung quanh được bao phủ bằng lớp tế bào tuyến của niêm mạc đại tràng, càng xuống phía dưới polyp sát với thành đại tràng, lớp tế bào này càng mỏng dần, ngược lại càng lên trên sát với đầu polyp thì lớp tế bào này càng dày lên và xếp thành nhiều lớp, vì vậy nếu so sánh một polyp không cuống có cùng kích thước thì ở polyp do trục liên kết nhỏ hơn, các huyết quản thưa hơn, kích thước các huyết quản cũng nhỏ hơn, xung quanh trục liên kết được bao phủ bằng nhiều lớp tế bào, do vậy khi cắt ngang qua chân polyp không cuống nguy cơ chảy máu ít hơn khi cắt ngang qua polyp có cuống.
Đối chiếu với 3 trường hợp chảy máu khi cắt polyp trong nghiên cứu của chúng tôi thì đều là loại polyp có cuống, nếu tính tỷ lệ chảy máu ở nhóm polyp có cuống là 10,4%, trong khi đó cỏc nhúm khỏc không có trường hợp nào xảy ra chảy máu thì thấy rằng tỷ lệ chảy máu ở nhóm polyp có cuống cao hơn polyp không cuống, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Như vậy kết quả thực hiện cắt polyp hoàn toàn phù hợp với hình ảnh MBH của polyp, vì vậy khi tiến hành cắt polyp ĐT qua nội soi phải thận trọng đề phòng nguy cơ chảy máu xảy ra ở polyp có cuống nhất là những polyp có đường kính diện cắt lớn.