4.4.2.1. Đối với loại polyp có cuống:
Vì diện cắt và cầm máu chỉ diễn ra ở cuống polyp do vậy kích thước đầu polyp không ảnh hưởng nhiều đến việc xác định số mảnh cắt và đường cắt của snare trên cuống polyp, khi xác định số mảnh cắt chúng tôi tập trung đường kính và độ dài của cuống polyp vì những yếu tố này ảnh hưởng đến việc quyết định các thông số làm việc của thiết bị như: số lần cắt, thời gian
duy trì dòng điện qua snare, thời gian điện đông, công suất nguồn điện cao tần và công suất thiết bị cầm máu. Việc xác định các thông số trên đối với mỗi loại polyp có ý nghĩa quan trọng vì với diện cắt trên một polyp nhỏ nếu công suất nguồn cắt cao thời gian cắt rời polyp sẽ ngắn lại và khi đó nguy cơ chảy máu sau cắt sẽ cao, đồng thời tác dụng nhiệt lên thành đại tràng sẽ lớn hơn dẫn đến nguy cơ hoại tử thành đại tràng nhiều hơn, với các polyp kích thước lớn và nguy cơ chảy máu cao việc duy trì thời gian một lần cắt ngắn hơn, thực hiện cắt nhiều lần, kết hợp thời gian tiến hành cầm máu dài hơn sẽ giảm được nguy cơ chảy máu tại chỗ cắt, tác dụng nhiệt của snare sẽ làm giảm khả năng tái phát của polyp.
Trong nghiên cứu của Tống Văn Lược đối với các loại polyp có cuống tác giả sử dụng đường cắt sỏt phớa đầu polyp rồi đưa ra phương pháp xử trí phần cuống còn lại, kỹ thuật này có ưu điểm là độ an toàn cao và giảm khả năng tai biến, tuy nhiên việc thực hiện kỹ thuật phức tạp hơn và vẫn có một tỷ lệ nhỏ có chảy máu tại chỗ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định đường cắt sỏt phớa chõn polyp cách thành đại tràng khoảng 3- 5mm, đây là khoảng cách an toàn để tránh làm tổn thương niêm mạc đại tràng bình thường, phần chân polyp còn lại sẽ bị tác dụng nhiệt của snare đốt trở thành màu trắng ngà mà không gây tổn thương sõu xuống thành đại tràng.
Đối với các polyp có đường kính polyp tại diện cắt dưới 2cm thực hiện kỹ thuật cắt toàn bộ polyp trong một lần làm thủ thuật, duy trì công suất nguồn cắt từ 40- 60W, thời gian một lần cắt từ 1- 2s, số lần cắt tùy thuộc vào đường kính polyp tại diện cắt (số lần cắt trung bình 3,17). Khi thực hiện cắt polyp cho 29 BN nhóm polyp có cuống, kết quả 100% xác định vị trí đường cắt đúng phương pháp đề ra, tuy nhiờn vẫn còn 2 trường hợp có chảy máu từ diện cắt đó là một trường hợp có cuống mạch tại chân polyp, trường hợp còn
lại do công suất nguồn cắt ở mức 60W do vậy thời gian cắt rời polyp nhanh, sau đó chúng tôi sử dụng laser Argon cầm máu tại chỗ thành công. Như vậy việc xác định công suất nguồn cắt góp phần quan trọng làm giảm được tai biến chảy máu tại diện cắt.
Đối với các polyp có đường kính tại chân polyp >2cm, chúng tôi tiến hành cắt polyp làm nhiều mảnh có thể trong một lần làm thủ thuật hoặc cắt trong nhiều buổi, chúng tôi cũng xác định vị trí đường cắt và tiến hành cắt từng phần polyp, trong quá trình cắt cần quan sát và đánh giá diện cắt và phần polyp còn lại, nếu diện cắt không chảy máu, phần polyp còn lại gọn thì có thể cắt hết trong một buổi, nếu diện cắt có nguy cơ chảy máu thì tiến hành cầm máu bằng laser Argon và ghi nhớ vị trí polyp để tiến hành cắt tiếp sau 1 tuần. Trong số 7 polyp có đường kính >2cm, có 4 polyp được cắt làm nhiều mảnh trong một lần làm thủ thuật, 3 BN còn lại được cắt trong 2 lần, có 1 BN có chảy máu tại vị trí cắt và được cầm máu bằng laser Argon thành công.
4.4.2.2 Đối với polyp nửa cuống và không cuống: việc xác định đường cắt cũng tương tự như trên nhưng nguy chảy máu và tổn thương thành đại tràng khi tiến hành cắt polyp ở nhóm này cao hơn so với polyp có cuống, vì vậy chúng tôi sử dụng công suất nguồn cắt ở mức 40W và duy trì thời gian dòng điện qua thòng lọng ngắn hơn, sử dụng pha điện đông để cầm máu dài hơn, tuy nhiên do các polyp dạng này chúng tôi gặp đa số là polyp có kích thước nhỏ vì vậy thời gian cắt và tỷ lệ BN có tai biến chảy máu cũng không khác biệt có ý nghĩa so với tỷ lệ tai biến ở nhóm polyp có cuống.