Cắt polyp đại trực tràng qua đường hậu môn:

Một phần của tài liệu Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng và kết quả cắt polyp bằng máy ENDOPLASMA (Trang 32 - 33)

Trước đây khi chưa có nội soi thì tất cả các polyp ở trực tràng cách hậu môn <7cm đều phải phẫu thuật cắt qua đường hậu môn. Ngày nay nhờ có các thiết bị và kỹ thuật cắt polyp bằng nội soi nên chỉ định cắt polyp qua đường hậu môn đã thu hẹp. Hiện còn chỉ định cho các polyp trực tràng đó cú ổ UT xâm lấn vào thành trực tràng hoặc đã di căn. Tùy thuộc vào kích thước, mức độ xâm lấn di căn của polyp UT hóa mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

1.4.1.2 Cắt polyp đại trực tràng bằng mổ qua thành bụng:

Trước đây khi chưa có nội soi thì tất cả những polyp ở cách hậu môn từ 7cm trở lên nếu muốn cắt bỏ đều phải phẫu thuật mở qua thành bụng, đây là một phẫu lớn, phức tạp, nhiều khi phải làm hậu môn nhân tạo nên phải cân nhắc rất kỹ giữa lợi ích và hiệu quả điều trị[34]. Ngày nay chỉ định cắt bỏ PLĐTT bằng mổ qua thành bụng chỉ áp dụng khi phải cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần ĐT như trong các trường hợp:

- Bệnh polyp gia đình (FAP).

- Polyp trong các hội chứng Gardner, Turcot, Peutz-Jeghers ...

- Polyp bị ung thư hóa xâm lấn vào thành ĐTT, polyp dạng dẹt có đường kớnh chõn lớn, nguy cơ chảy máu, thủng thành ĐTT... Tuy nhiên ngay cả phương pháp này hiện nay cũng rất hiếm dùng với polyp vì người ta có thể cắt ĐT hoặc một phần ĐT qua nội soi.

1.4.1.3 Cắt polyp đại trực tràng qua nội soi:

Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu ở các nước dùng nội soi ĐTT ống mềm để phát hiện các polyp nhỏ, các dạng u loạn sản tiền ung thư để đánh giá sự tiến triển của PLĐTT và đưa ra phương pháp điều trị PLĐTT sớm bằng thủ thuật cắt polyp qua nội soi. Các công trình nghiên cứu còn đi sâu so sánh đánh giá hiệu quả và các nguy cơ tai biến trong khi làm thủ thuật cắt polyp qua nội soi bằng các loại dụng cụ và nguồn cắt khác nhau.

Các nghiên cứu này đã cho thấy giá trị của phương pháp nội soi để đánh giá tổn thương đặc biệt là những tổn thương polyp loạn sản có nguy cơ ung thư hóa. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn, với một quy trình thống nhất để chẩn đoán sớm và đề ra phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời cho người bệnh cũng như kế hoạch theo dõi, sàng lọc và quản lý những người có PLĐTT.

Một phần của tài liệu Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng và kết quả cắt polyp bằng máy ENDOPLASMA (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w