4.1.3.1 Lý do BN đi khám bệnh:
- Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu lý do chủ yếu làm cho bệnh nhân đi khám là đau bụng không rõ nguyên nhân (46,7%) với các mức độ khác nhau. Các dấu hiệu khác như đi ngoài ra máu hoặc biểu hiện giống lỵ chiếm tỷ lệ 11,2% và 16,3%, có thể do bệnh nhân đã được chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa khác khi cú cỏc dấu hiệu trờn nờn đã không được chỉ định nội soi xác định polyp.
4.1.3.2 Thời gian xuất hiện các triệu chứng:
Đa số các bệnh nhân cú cỏc triệu chứng lâm sàng diễn ra trong vòng 6 tháng trước khi khám phát hiện polyp, chỉ có 8% BN có triệu chứng kéo dài trên 2 năm mới được phát hiện PLĐTT. Tuy chưa có được sự đánh giá chính xác liên quan giữa thời gian xuất hiện các triệu chứng với mức độ tổn thương trờn mụ bệnh học và tỷ lệ loạn sản, ung thư hóa của polyp nhưng với việc phát hiện sớm polyp ĐTT sẽ giúp cho thầy thuốc đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất và ngăn chặn sớm sự xuất hiện các tổn thương ác tính kèm theo polyp.
4.1.3.4 Triệu chứng cơ năng:
Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất khi thăm khám là đau bụng với các mức độ khác nhau (82,3%), tuy nhiên do tính chất đau bụng cơ năng, mức độ của triệu chứng phụ thuộc nhiều vào cảm giác của người bệnh và nhận định chủ quan của người thăm khám, vì vậy rất khó để đánh giá chính xác khả năng có hay không polyp dựa vào các triệu chứng này, một số các triệu chứng khác như mệt mỏi, gầy sút cân chiếm tỷ lệ thấp và đều không rõ ràng, không đặc hiệu.
4.1.3.5 Triệu chứng thực thể:
Triệu chứng lâm sàng phân lẫn máu gặp nhiều nhất: 74,2%, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Đinh Đức Anh là 86,3% BN polyp ở trực tràng và đại tràng sigma có máu[2], Mai Thị Hội[76] thấy có tới 99,4% số BN polyp ĐTT ở trẻ em có máu. Triệu chứng phân lẫn máu xuất hiện không thường xuyên, nhận xét này cũng phù hợp với nhận xét của Đinh Đức Anh[2], Tống Văn Lược[20], Nguyễn Thúy Oanh[25], Poddar[69], triệu chứng này cũng xuất hiện cả trong tiền sử bệnh nhân cho thấy ý nghĩa quan trọng của nó trong việc hướng tới bệnh lý PLĐTT.
Một số triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, phõn có nhày hoặc phõn tỏo chúng tôi gặp tỷ lệ thấp hơn, tỷ lệ này tương ứng là 33,9%, 25,8% và 9,7%.
Có 24,3% BN có biểu hiện giống hội chứng lỵ và hầu hết đã được chẩn đoán và điều trị theo hội chứng lỵ, tuy nhiên triệu chứng này xuất hiện không thường xuyên và có thể tự hết nên BN thường không quan tâm đúng mức và dễ bị bỏ qua.
Chỳng tôi nhận thấy triệu chứng phân lẫn máu cùng với tiền sử bản thân có đi ngoài ra máu là những biểu hiện tương đối phổ biến ở BN polyp ĐTT, vì thế cho nên nó có giá trị trong khám sàng lọc nhằm phát hiện BN có polyp trong cộng đồng, tuy vậy nhiều khi BN vẫn ít quan tâm và thầy thuốc cũng còn bỏ qua chẩn đoán này.
Cũng như nhận định của nhiều tác giả chúng tôi nhận thấy triệu chứng của BN có PLĐTT thường nghèo nàn, mờ nhạt, không đặc hiệu, trong đó triệu chứng phân lẫn máu gặp nhiều nhất 74,2%, tuy không phải là triệu chứng đặc hiệu nhưng đó là triệu chứng định hướng quan trọng và có giá trị trong khám sàng lọc BN phát hiện polyp, triệu chứng này cũng giúp thầy thuốc cú cỏc chỉ định xét nghiệm thăm dò để chẩn đoán xác định polyp ĐTT.