0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Vai trò của quản trị rủiro hoạt động:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM​ (Trang 44 -45 )

1.2. Quản trị rủiro hoạtđộng trong hoạtđộng của các NHTM:

1.2.5. Vai trò của quản trị rủiro hoạt động:

Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế- xã hội. Nếu một ngân hàng nào đó gặp rủi ro, lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi người đổ xô đi rút tiền gửi của mình thật nhanh để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống.

Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các ngân hàng lớn bị phá sản, mà hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà lan ra cả nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tại châu Á năm 1997 đã làm cho nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính của các nước trong khu vực bị phá sản. Nhiều ngân hàng nhỏ ở Thái lan, Nhật Bản, Indonesia, Philippin... đã phải sáp nhập hoặc bị các ngân hàng lớn mua lại, nhiều công ty tài chính, môi giới chứng khoán đã bị phá sản.

Tương tự cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ cuối năm 2008 đã ảnh hưởng đến hàng loạt nền kinh tế khác và gây nên khủng hoảng tài chính toàn cầu, được ví là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ năm 1933 đến nay. Nếu những tổn thất do rủi ro trong hoạt động tín dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của Tổ chức tín dụng. Nhưng khi tổn thất lớn, vượt quá khả năng xử lý của tổ chức tín dụng thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không những cho chính tổ chức tín dụng đó, mà còn cho cả những tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, và là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoảng tài chính.

Tóm lại, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung, trong hoạt động hay tác nghiệp nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi ngân hàng. Nếu công tác quản trị rủi ro hoạt động được thực hiện tốt, sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra đối với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng. Ngoài ra, công tác quản trị rủi ro nếu được thực hiện tốt còn tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì khi rủi ro được hạn chế, tức là ngân hàng đã cung cấp vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế và đó chính là động lực phát triển nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM​ (Trang 44 -45 )

×