Trong giai đoạn đầu áp dụng, Agribank thực hiện tính toán mức vốn dự phòng theo Phương pháp tiếp cận đo lường cơ bản:
KBIA = [(GI1…n x a)]/n Trong đó:
(a) KBIA = Mức vốn yêu cầu rủi ro hoạt động theo phương pháp tiếp cận đo lường cơ bản;
(b) GI = Lợi nhuận gộp hàng năm của Agribank (có lợi nhuận) trong vòng 3 năm
(c) n = Số năm (thông thường là 3 năm) có lợi nhuận gộp; (d) a = 15%.
Sau một thời gian áp dụng, Agribank sẽ tiếp tục xem xét, chuẩn bị dữ liệu và cơ sở hạ tầng cần thiết để tiếp tục triển khai các phương pháp tiên tiến dưới đây để tính vốn dự phòng là Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn
𝐾𝑇𝑆𝐴=∑ max (∑ GIi 8 i=1 ∗βi,0) 𝑛𝑎𝑚 1−3 3 Trong đó:
KTSA = vốn dự phòng tính theo phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn
GIi = lợi nhuận gộp trong 1 năm (được xác định như trong phương pháp tiếp cận cơ bản) đối với mỗi mảng kinh doanh
𝛽i = tỷ lệ phần trăm cố định đã được quy định trước, có liên quan đến tỷ lệ vốn dự phòng so với lợi nhuận gộp của mỗi mảng trong các mảng kinh doanh tiêu chuẩn. Giá trị beta cho mỗi mảng kinh doanh từ 12 – 18%, được xem xét điều chỉnh khi cần thiết.
Với phương pháp tiếp cận đo lường nâng caothì sẽ được tiến hành sau khi triển khai và đã có một cơ sở dữ liệu. Theo phương pháp này, mô hình tính vốn được phát triển dựa trên dữ liệu tổn thất đã được thu thập và phân loại theo quy định của Sổ tay quy trình quản trị sự kiện tổn thất của Agribank. Việc tính toán cụ thể sẽ được hướng dẫn chi tiết theo các văn bản của Agribank quy định riêng về tính toán vốn dự phòng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 luận án đã hoạt động một số nội dung chủ yếu sau đây: - Phân tích và nêu lên tổng quan hoạt động của Agribank và khẳng định đây là NHTM có quy mô lớn nhất về nhiều mặt.
- Nêu kết quả cuộc điều tra được thực hiện tại một số chi nhánh lớn trên địa bàn Hà Nội từ đó nêu lên thực trạng quản trị rủi ro hoạt động của Agribank trên nhiều góc độ khác nhau, từ quy trình, mô hình, số liệu và một số nội dung khác có liên quan.
- Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank luận văn chỉ ra rằng tuy có nhiều biện pháp đơn lẻ để giải quyết các rủi ro xuất hiện trong tác nghiệp nhưng hiện tại chưa có một hệ thống thống nhất trong việc đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động,…
- Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là từ chủ quan Agribank, tập trung ở vấn đề nhận thức, tư tưởng chỉ đạo. Đồng thời có nhiều nguyên nhân khách quan từ môi trường pháp lý, diễn biến kinh tế vĩ mô, điều hành và quản lý của NHNN.
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NẦNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG