động áp dụng theo Basel II
Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Năm 2014 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Năm 2014, Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: so với năm 2013, nguồn vốn tăng từ 11%-13%; dư nợ tăng 9%- 11%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế.
Hoạt động của ngân hàng không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà trải rộng ra rất nhiều quốc gia, nhiều khu vực với những danh mục sản
phẩm dịch vụ đa dạng. Trên thực tế, Agribank đã và đang tìm cách mở thêm chi nhánh của mình ở nước ngoài nhằm tăng tính chủ động trong hoạt động đồng thời tận dụng tốt thị trường tiềm năng trên thế giới. Khi lựa chọn phương án mở chi nhánh ngân hàng tại quốc gia khác thì năng lực tài chính nói chung và quản trị rủi ro nói riêng mà đặc biệt là quản trị rủi ro hoạt động lại càng cần được nâng cao, để đáo ứng được các yêu cầu của các ngân hàng nước ngoài.
Việc hướng đến ứng dụng hiệp ước an toàn vốn Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng được xác định là một trong những mục tiêu quản trị rủi ro đối với các TCTD Việt Nam.Việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Basel có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng tài chính vững mạnh, đáp ứng các điều kiện tiên quyết của quá trình gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế còn giúp chúng ta xây dựng một hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả, hỗ trợ việc phát triển thị trường tài chính, phát triển hoạt động ngân hàng vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị cho các TCTD, đồng thời mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Việc áp dụng các qui định của Basel 2 về quản trị rủi ro hoạt động cần được tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trường và công khai tài chính. Điều này đòi hỏi phải có nỗ lực chung của ban lãnh đạo NHTM và kiểm soát vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nước, tập trung vào việc nâng cao quản trị kinh doanh và kiểm soát nội bộNHTM cũng như năng lực thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.