0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nguyên tắc xâydựng quy trình quản trị rủiro hoạtđộng của Agribank:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM​ (Trang 71 -74 )

2.4. Khung quản trị rủiro hoạtđộng của Agribank:

2.4.2. Nguyên tắc xâydựng quy trình quản trị rủiro hoạtđộng của Agribank:

Hình 2.7:Quy trình quản trị rủi ro hoạt động của Agribank

RRHĐ Xác định rủi ro

Đánh giá rủi ro

Kiểm soát và Quản lý rủi ro Giám sát và

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp

Xác định và đánh giá rủi ro: Xác định và đánh giá rủi ro là việc Agribank văn bản hóa các rủi ro trọng yếu trong hoạt động kinh doanh, nguyên nhân xảy ra, mức độ ảnh hưởng và xếp hạng các rủi ro này. Những sự kiện hiếm khi xảy ra nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu, kết quả kinh doanh cần được cân nhắc trong giai đoạn xác định và đánh giá rủi ro.

Xác định được rủi ro được tiến hành thông qua việc xem xét những rủi ro nào ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh hoặc các mục tiêu chiến lược của Agribank.Trên cơ sở những rủi ro tiềm ẩn được nhận diện, Agribank đánh giá và xếp hạng các rủi ro này theo mức độ trọng yếu thông qua các tiêu chuẩn đánh giá đã được phê duyệt trong đó cần cân nhắc các yêu tố tác động tài chính, phi tài chính và sắc xuất xảy ra.

Dựa trên danh sách từ 10 đến 15 rủi ro tiềm ẩn có mức ưu tiên xử lý cao nhất, Agribank thực hiện xác định và đánh giá chốt kiểm soát có liên quan đến những rủi ro này trên hai phương diện: hiệu quả thiết kế và hiệu quả hoạt động của chốt kiểm soát.

Xác định rủi ro còn lại trên biểu đồ nhiệt rủi rosau khi áp dụng chốt kiểm soát đối với các rủi ro tiềm ẩn trọng yếu. Mức xếp hạng rủi ro còn lại được sử dụng làm cơ sở xây dựng làm cơ sở xây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu rủi ro.

Kết quả xác định, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn, chốt kiểm soát, rủi ro còn lại và kế hoạch hành động giảm thiểu rủi ro được văn bản hóa trong hồ sơ rủi ro. Hồ sơ rủi ro được xây dựng cho từng đơn vị và toàn ngân hàng.

Trong giai đoạn này, Agribank sử dụng công cụ RCSA để thực hiện các công việc xác định và đánh giá rủi ro.

Kiểm soát và quản trị rủi ro : nhằm đảm bảo các chốt kiểm soát chính cần được thiết lập đầy đủ để giảm thiểu các rủi ro còn lại vẫn đang nằm ngoài phạm vi khẩu vị rủi ro hoạt động của Agribank.

Trên cơ sở đánh giá rủi ro và chốt kiểm soát, Agribank quyết định sử dụng kỹ thuật quản trị rủi ro thích hợp để giảm thiểu khả năng xảy ra hoặc mức

độ ảnh hưởng của các sự kiện rủi ro hoạt động. Các kỹ thuật quản trị rủi ro được sử dụng để xây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu rủi ro bao gồm:

 Phòng tránh rủi ro : bằng cách ngừng hoạt động gây ra rủi ro nếu có thể.  Giảm thiểu rủi ro:bằng cách ban hành mới hoặc chỉnh sửa bổ sung các quy trình nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả các chốt kiểm soát, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, nâng cấp hệ thống,…

 Chuyển giao rủi ro : là việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài (bên thứ ba) để thực hiện một phần công việc lâu dài, liên tục mà Agribank không đủ nguồn lực thực hiện hoặc có thể thực hiện nhưng không hiệu quả. Ngoài ra, ngân hàng có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tổn thất do sự kiện rủi ro hoạt động gây ra thông qua mua bảo hiểm,…

 Chấp nhận rủi ro : là việc chấp nhân rủi ro như một hậu quả không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh.

Trong giai đoạn này, Agribank sử dụng công cụ ILM nhằm thu thập, phân loại các sự kiện tổn thất (theo Basel II) làm cơ sở cho việc phân tích các tình huống và kiểm soát rủi ro. Phạm vi thu thập các sự kiện tổn thất bao gồm tổn thất nội bộ và các sự kiện bên ngoài.

Agribank xây dựng cơ chế báo cáo và chia sẻ thông tin rủi ro hoạt động giữa Hội dồng thành viên, Ban điều hành, các đơn vị liên quan để hiểu rõ hiện trạng rủi ro và môi trường kiểm soát cũng như giám sát liên tục rủi ro hoạt động tại các đơn vị và trên toán hệ thống.

Giám sát và báo cáo :

Các đơn vị phải giám sát khả năng phơi nhiễm rủi ro, hiệu quả của các chốt kiểm soát và mức độ thiệt hại tại mỗi đơn vị đó.

Kết quả đánh giá rủi ro phải được báo cáo hội đồng thành viên, ban kiểm soát, ban điều hành, Hội đồng quản trị rủi ro. Nội dung báo cáo phải phù hợp với từng đối tượng bên nhận. Báo cáo ở cấp Hội đồng thành viên và ban điều hành phải bao gồm những thông tin tổng hợp quan trọng được trình bày dưới dạng mẫu tóm tắt ngắn gọn.

Trong giai đoạn này, Agribank sử dụng thông tin tổn thất thức tế thu thập bằng công cụ ILM và các cảnh báo sớm từ các tổn thất tiềm ẩn trong tương lai, các khu vực có nguy cơ rủi ro cao thông qua KRI để các cấp có thẩm quyền ra quyết định quản trị rủi ro hoạt động trong từ giai đoạn cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM​ (Trang 71 -74 )

×