0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM​ (Trang 99 -101 )

3.3. Khuyến nghị nâng cao năng lực quản trị rủiro hoạtđộng tại Ngân hàng Nông

3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao. Do đó đòi hỏi các ngân hàng cần chú trọng vào công tác tuyển dụng và đạo tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao – giáo dục về đạo đức nghề nghiệp - vì nguồn lực yếu kém không những ảnh hưởng đến hiệu quả, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn.

Ngân hàng cần giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình, thấy rõ việc họ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng để họ xác định được ý thức làm việc vì “lợi ích của ngân hàng” là trên hết thay vì “lợi ích cá nhân”. Những vụ việc đã xảy ra trong thực tế cho thấy, cán bộ ngân hàng phải luôn có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng như tài sản của mình, không vì “lợi ích cá nhân” mà quyết định cho một khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc thấy khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tình hình tài chính có vấn đề không trả được nợ vay nhưng vì sợ hậu quả nên vội vàng bỏ ngân hàng đi tìm việc ở một ngân hàng khác.

Trong quá trình sử dụng, ngân hàng có chế độ đãi ngộ thoả đáng thông qua việc đánh giá chính xác giá trị khác biệt của cán bộ ngân hàng và kết quả phấn đấu để từ đó giúp họ có động lực để phát huy hết tiềm năng của mình.

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi trong hoạt động của ngân hàng và để cho hệ thống này hoạt

động một cách hiệu quả thực sự tránh tình trạng đưa ra hệ thống kiểm soát cho có như hiện nay.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cả về phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, cả nhận thức về nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn và sự phát triển bền vững của toàn hệ thống Agribank. Có thể nói đây là vấn đề then chốt và có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng hoạt động đặc biệt trong giai đoạn cơ chế thị trường như hiện nay. Nâng cao năng lực của cán bộ trong hoạt động Agribank phải được coi là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm trước mắt cũng như lâu dài trong quá trình phát triển của ngân hàng.

Nhằm đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu về nhân lực hiện tại, cần có sự phối hợp liên thông giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank cùng với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm của ngân hàng BIS khu vực Châu Á thường xuyên tổ chức các các khóa đào tại và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro cho cán bộ nhân viên.

Agribank cần xây dựng chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trung và dài hạn có đủ khả năng đón đầu phát triển hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động kinh doanh và uy tín của Agribank sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể. Áp dụng chế độ ưu đãi cần thiết đối với những chuyên viên, cán bộ trong ngân hàng cũng cần được quan tâm, tránh để xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”, đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của các cán bộ tại các Chi nhánh.

Agribank cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo cho các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đáp ứng được các yêu cầu của hiện đại hóa công nghiệp ngân hàng. Có chính sách hợp lý xây dựng môi trường văn hóa làm việc phù hợp để ổn định và khai thác tối đa của nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn thông qua các hình thức đào tạo tại nước ngoài. Tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức quốc tế tổ chức tại Việt Nam.

Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ của Agribank không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác.

Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ của Agribank phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế, quy trình trong các hoạt động ngân hàng của TCTD và các văn bản có liên quan khác. Có như vậy, không những giữ vững được phẩm chất đạo đức mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý.

Cuối cùng, rất cần thiết phải phân loại cán bộ cho vay theo các cấp độ và chuẩn mực cụ thể. Việc phân loại cán bộ phải theo các tiêu chí như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, các nghiệp vụ bổ trợ khác… để nhằm bố trí công việc cho phù hợp và phát huy hết năng lực và trình độ của mỗi cán bộ trong Agribank. Ngân hàng cần phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro có kiến thức, kinh nghiệm nhằm đưa ra những nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM​ (Trang 99 -101 )

×