2.3.1. Thiết lập môi trường quản trị rủi ro hoạt động phù hợp :
Agribank chấp nhận rủi ro hoạt động như một phần nội dung cần cân nhắc trong chiến lược kinh doanh và cam kết thực hiện quản trị rủi ro hoạt động.
Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm giám sát quá trình thiết lập một khung quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả và rà soát hồ sơ rủi ro tổng thể của Agribank.
Ban điều hành trực tiếp quản trị rủi ro hoạt động và ban hành các quy trình hướng dân cụ thể thực hiện quản trị rủi ro hoạt động, đồng thời đảm bảo việc áp dụng các chốt kiểm soát đúng đắn phù hợp.
Gắn trách nhiệm quản lý và giám sát rủi ro hoạt động cho từng nhân viên tác nghiệp cũng như người quản lý đơn vị kinh doanh.
Hồ sơ rủi ro cần được kiểm soát và xác nhận tính hiệu lực một cách độc lập với đơn vị xây dựng hồ sơ. Thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ cá quy định và cá quy trình quản trị rủi ro hoạt động tại các đơn vị.
2.3.2. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro hoạt động đúng đắn phù hợp :
Các rủi ro trọng yếu cần được xác định theo các hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ hỗ trợ bằng cách sử dụng cá đánh giá thích hợp tương xứng với quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh hoặc nghiệp vụ hỗ trợ đó.
Các rủi ro tiềm ẩn được đo lường định kỳ và theo phương pháp thống nhất trên toàn ngân hàng giúp cho các đơn vị kinh doanh hiểu biết về sự đầy đủ và hiệu quả của các chốt kiểm soát, từ đó sắp xếp mức độ ưu tiên xử lý trong hoạt động kinh doanh.
Mỗi bộ phận nghiệp vụ kinh doanh chịu trách nhiệm quản trị rủi ro hoạt động theo lĩnh vực quản lý của mình.
Thông tin rủi ro tại các đơn vị phải được báo cáo lên các cấp liên quản lý kịp thời để hỗ trợ quá trình ra quyết định.
Agribank cần xây dựng kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và kế hoạch giảm thiểu thiệt hại khi có các gián đoạn xảy ra. Các kế hoạch phòng ngừa gián đoạn cần phải có tính khả thi và phải được đánh giá, chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện thử nghiệm tối thiểu mỗi năm một lần.