TMCP Phát triển TP .Hồ Chí Minh – Phòng Giao Dịch Duy Tân
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với ngân hàng Nhà nƣớc và các bộ ngành có liên quan
- Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trƣờng mở, lãi suất và các công cụ khác để tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại có khả năng đảm bảo thanh toán ở mức cao, điều tiết lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng thƣơng mại theo hƣớng ổn định và hợp lý.
- Ngân hàng Nhà nƣớc cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng thƣơng mại theo dõi diễn biến trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ thế giới nhằm đánh giá, nhận định về khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế và thị trƣờng tiền tệ Việt Nam để dự báo và có phƣơng án thực hiện các biện pháp để xử lý các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
- Đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Trong đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng theo dõi, dự báo và chủ động các biện pháp để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra, chấp hành đúng các quy định về tỷ lệ an toàn, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, chú trọng phân tích, đánh giá, dự báo sát những biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng có thể gây áp lực lên tỷ giá, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định cung cầu ngoại tệ và ổn định tỷ giá trên thị trƣờng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trƣờng mua bán nợ, thị trƣờng bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro.
- Có các chính sách thích hợp để các thị trƣờng có thể phát triển ổn định và vững chắc nhằm làm giảm rủi ro do các thị trƣờng đó gây ra nhƣ tính thanh khoản, pháp lý …
- Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc nên đƣợc đổi mới theo hƣớng cho phép ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trƣớc và trích lập dự phòng rủi ro. Qũy dự phòng rủi ro hiện đƣợc trích theo phân loại nợ và bị động: đợi đến lúc quá hạn, trở thành nợ xấu mới trích mà không hề tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.
- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hóa các quan hệ tín dụng.