0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Các chỉ tiêu dùng đánh giá hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG GIAO DỊCH DUY TÂN​ (Trang 28 -28 )

3. Đề tài đạt chất lƣợng theo yêu cầ u:

1.5.2. Các chỉ tiêu dùng đánh giá hoạt động tín dụng

1.5.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay

Nợ quá hạn phát sinh khi các khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả đƣợc toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay. Nợ quá hạn thƣờng là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi nhƣng nếu tỷ lệ nợ quá hạn vƣợt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với khách hàng vay.

1.5.2.2. Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay

. Chỉ tiêu này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ tiêu này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này càng cao.

1.5.2.3. Tổng dƣ nợ cho vay trên tổng nguồn vốn

Tổng dƣ nợ cho vay/Tổng nguồn vốn = Tổng dƣ nợ cho vay x 100% Tổng nguồn vốn

Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngƣợc lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trì trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hƣởng đến doanh thu cũng nhƣ tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

1.5.2.4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân

Chỉ tiêu này giúp đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao nghĩa là đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh và càng đạt hiệu quả cao.

1.5.2.5. Thu nhập lãi trên chi phí lãi (lần)

Thu nhập lãi/Chi phí lãi = Thu nhập lãi Chi phí lãi

Chỉ tiêu này cho ta thấy số tiền thu đƣợc so với chi phí đã bỏ ra trong hoạt động tín dụng, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.6. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng cá nhân 1.6.1. Nhân tố vĩ mô 1.6.1. Nhân tố vĩ mô

Môi trường thể chế pháp luật, chính sách

Các chính sách của Nhà nƣớc ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lƣợng cho vay. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho khách hàng vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngƣợc lại. Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Ngƣợc lại, nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trƣờng pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.

Tình hình tài chính quốc tế

Sự hƣng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế: Nền kinh tế hƣng thịnh, khách hàng làm ăn có hiệu quả thì việc trả nợ dễ dàng, ngân hàng thu nợ không khó khăn. Kinh tế suy thoái, sản xuất bị ngừng trệ, khách hàng dễ bị thua lỗ, phá sản, mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Nền kinh tế suy thoái đó làm xuất hiện khách hàng kinh doanh thua lỗ và phá sản. Từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả đƣợc hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn lạm phát xảy ra ngƣời gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn ngƣời đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng.

1.6.2. Nhân tố vi mô

Nhóm nhân tố từ khách hàng

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán đƣợc những biến động lên xuống của nhu cầu thị trƣờng; Không hiểu biết nhiều trong sản xuất, phân phối và khuếch trƣơng sản phẩm… thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong

ngân hàng bị ảnh hƣởng và ngƣợc lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng càng lớn, vốn vay càng đƣợc sử dụng có hiệu quả.

Sự trung thực của khách hàng ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nếu các khách hàng vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã đƣợc ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình tài chính cũng nhƣ việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đƣa ra quyết định cho vay đúng đắn. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tƣợng kinh doanh, không đúng với phƣơng án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả đƣợc nợ đúng hạn.

Nhóm nhân tố từ ngân hàng

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phƣơng pháp, đƣờng lối chính sách của Nhà nƣớc và đảm bảo công bằng xã hội điều đó cũng có nghĩa chất lƣợng tín dụng tùy thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lƣợng tín dụng tốt cũng điều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng nhƣ của thị trƣờng.

Ngân hàng đƣợc tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo đƣợc sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng nhƣ với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát triển và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lƣợng cho vay.

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng. Sở dĩ nhƣ vậy vì cán bộ tín dụng là ngƣời tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bƣớc đầu tiên đến cuối cùng.

Tình hình huy động vốn ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng cho vay. Vốn huy động ngắn hạn là nguồn vốn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung và dài hạn là nguồn vốn chủ yếu cho vay trung dài hạn. Vốn huy động càng lớn ngân hàng càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng. Nếu ở ngân hàng không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến đƣợc nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra.

1.7. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ các ngân hàng trong nƣớc và quốc tế về hoạt động tín dụng cá nhân đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh – hoạt động tín dụng cá nhân đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh – Phòng Giao Dịch Duy Tân.

Tín dụng cá nhân đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và phát triển mạnh ở các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động nhƣng chỉ mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Trƣớc đây, với hoạt động ngân hàng truyền thống ở nƣớc ta, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhƣng hiện nay với xu hƣớng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng thƣơng mại, công ty tài chính… đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để phát triển tín dụng cá nhân. Trong thời gian hoạt động, với kinh nghiệm tích lũy đƣợc tại các thị trƣờng lớn, các ngân hàng nƣớc ngoài đã có chiến lƣợc đúng đắn và phù hợp để xen vào những khoảng trống của thị trƣờng Việt Nam, từ đó gặt hái đƣợc thành công trên thị trƣờng mà các ngân hàng trong nƣớc chƣa làm đƣợc.

1.7.1. Kinh nghiệm về hoạt động tín dụng cá nhân của các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. tại Việt Nam.

Theo thông tin từ trang web của Tạp chí The Asian Banker, trong các ngân hàng thƣơng mại hoạt động tại Việt Nam, có rất ít ngân hàng trong nƣớc đoạt giải ngân hàng bán lẻ tốt nhất trong suốt những năm vừa qua. Trong khi đó, ngân hàng ANZ đƣợc Tạp chí này trao giải ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong các năm 2003, 2004, 2007, 2008, ACB đoạt giải này vào năm 2005, HSBC đoạt giải vào năm 2006 và Sacombank đoạt giải này trong năm 2009. The Asian Banker trao giải này dựa trên tiêu chí là ngân hàng đã tạo đƣợc doanh thu bán lẻ tăng vọt và dẫn đầu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc tế và nội địa) về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng, có khả năng bền vững tín dụng cao. Tháng 03/2011, Ngân hàng ANZ Việt Nam đƣợc The Asian Banker trao Giải thƣởng “Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực Châu Á”. Để đạt đƣợc thành công này, ANZ đã xây dựng thành công hệ thống kiểm soát rủi ro và xem đây là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. Đồng thời, ANZ đã phát triển đội ngũ tƣ vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ việc ANZ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trƣờng trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.

1.7.2. Bài học kinh nghiệm về hoạt động tín dụng cá nhân đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thƣơng mại Việt Nam

Hiện nay trong bối cảnh có sự tham gia của ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam, khối ngân hàng thƣơng mại Việt Nam không thể ngồi yên hƣởng lợi nhƣ trƣớc, thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng nƣớc ngoài đã thành công trong lĩnh vực tín dụng cá nhân tại Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tại thị trƣờng Việt Nam nhƣ sau:

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu của khách hàng cá nhân.

- Các ngân hàng thƣơng mại cần cập nhật thông tin thị trƣờng tài chính ngân hàng, thị trƣờng bất động sản … các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phƣơng hƣớng hoạt động.

- Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để tƣ vấn hồ sơ khách hàng một cách kỹ lƣỡng và nhạy bén.

- Cần tùy theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng cá nhân đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn trình bày tổng quan cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân.

Trong đó đề cập đến khái niệm, vai trò của tín dụng cá nhân đối với nền kinh tế - xã hội, đối với ngân hàng thƣơng mại và đối với khách hàng đến các quy trình để tiến hành cho khách hàng vay đều có nội dung chặt chẽ. Chƣơng 1 cũng nêu lên quy trình cho vay, các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ

NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT

TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH

DUY TÂN.

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển thành phố

Hồ Chí Minh

2.1.1. Giới thiệu chung

- Tên Ngân hàng: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

- Tên tiếng Anh: Hochiminh City Housing Development Commercial Joint Stock Bank.

- Tên giao dịch: HDBank. - Vốn điều lệ: 8,100 tỷ đồng. - Tổng tài sản: 81,901 tỷ đồng.

- Địa chỉ trụ sở chính: 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phƣờng Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

- Tel: (08) 38 202 849 - Fax: (08) 38 202 845

- Website: www.hdbank.com.vn

- Đến cuối năm 2013 HDBank có gần 200 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc nhƣ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dƣơng, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An,Hà Tĩnh, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh…

- Nhân sự: Với việc tạo môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, theo các chuẩn mực quốc tế, đội ngũ nhân sự của HDBank liên tục lớn mạnh với hơn 1700 CBNV là những ngƣời năng động và giàu lòng nhiệt huyết, có năng lực chuyên môn cao.

Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh

- Giấy phép thành lập: Quyết định số 47/QĐ-UB của UBND TP. Hồ Chí Minh, ngày 08/06/2008 Phòng Giao Dịch HDBank Duy Tân đƣợc thành lập tại số 69 Phạm Ngọc Thạch, phƣờng 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

- Giấy phép hoạt động: Giấy phép số 00019/NH-GP ngày 06/06/1992 của ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Mã số doanh nghiệp 0300608092 ( số ĐKKD cũ: 059025) do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP. Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 11/08/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 01/06/2011.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển TP. Hồ Chí Minh – PGD Duy Tân: Phát triển TP. Hồ Chí Minh – PGD Duy Tân:

Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, PGD Duy Tân đã trở nên quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam, số lƣợng khách hàng ngày càng tăng. Tạo ra giá trị cộng hƣởng to lớn: nâng cao đƣợc năng lực điều hành, năng lực cạnh tranh, khả năng cung ứng dịch vụ, khả năng nhận diện thƣơng hiệu, giảm chi phí đầu tƣ và phát triển mạng lƣới, tăng khả năng khai thác thị trƣờng bán lẻ… Đem lại lợi ích cho các bên hữu quan: xã hội và nhà nƣớc, cổ đông, khách hàng, cán bộ công nhân viên. HDBank - PGD Duy Tân chính là cánh tay nối dài của hệ thống HDBank tại địa bàn quận 3 trong chiến lƣợc mở rộng mạng lƣới phục vụ và cung cấp đa sản phẩm, dịch vụ hơn cho khách hàng. HDBank - PGD Duy Tân trong khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cùng với một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp và nhiệt tình chính là điểm mạnh để thu hút khách hàng. Với lợi thế ở trung tâm là một thuận lợi vô cùng to lớn cho phép Phòng Giao Dịch Duy Tân dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầy tiềm năng tại đây nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới. Khi chính thức đi vào hoạt động phòng giao dịch đã triển khai sản phẩm “Cho vay lãi cấn trừ bất động sản” lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam với những lợi ích thiết thực nhằm phục vụ các nhu cầu nhà ở và bất động sản tới những khách hàng là cá nhân cũng nhƣ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.

HDBank – PGD Duy Tân thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng gồm: nhận tất cả các loại tiền gửi bằng VND, USD, EUR với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn; nhận tài trợ vốn với tất cả loại hình cho vay ở mọi loại hình kinh tế, đặc biệt đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG GIAO DỊCH DUY TÂN​ (Trang 28 -28 )

×