0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG GIAO DỊCH DUY TÂN​ (Trang 26 -28 )

3. Đề tài đạt chất lƣợng theo yêu cầ u:

1.5.1. Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng

- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu đƣợc hay chƣa trong một thời gian nhất định. Doanh số cho vay thƣờng đƣợc xác định theo thời gian là tháng, quý, năm.

- Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về đƣợc khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

- Dƣ nợ tín dụng: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu đƣợc vào một thời điểm nhất định, để xác định đƣợc dƣ nợ thì ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Tổng dƣ nợ cho vay cao và tăng trƣởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngƣợc lại tổng dƣ nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.

Tuy nhiên, tổng dƣ nợ cao chƣa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trƣởng nóng của hoạt động tín dụng, vƣợt quá khả năng về vốn cũng nhƣ khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng hoặc mức dƣ nợ cao, hoặc tốc độ tăng trƣởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trƣờng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.

- Nợ quá hạn: đó là một khoản nợ mà ngƣời đi vay khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn lẫn lãi theo cam kết nhƣng khách hàng không trả đƣợc cho ngân hàng, nợ quá hạn có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân vay vốn.

- Nợ xấu: là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng không trả đƣợc cho ngân hàng mà không có một nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dƣ nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu. Nợ xấu dùng để phản ánh chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Với các khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải

Dƣ nợ cuối năm = Dƣ nợ đầu năm + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ

thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho từng nhóm cụ thể. Do vậy làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Việc phân loại nợ và nợ xấu đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, nợ quá hạn dƣới 10 ngày.

+ Nhóm 2 (nợ cần chú ý): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày.

+ Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.

+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá có khả năng tổn thất cao, nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn, nợ quá hạn trên 360 ngày.

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.

Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro kinh doanh là không tránh khỏi nên ngân hàng thƣờng chấp nhận một tỷ lệ nhất định đƣợc coi là giới hạn an toàn. Mức dƣới 3% có thể coi là ngƣỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG GIAO DỊCH DUY TÂN​ (Trang 26 -28 )

×