5. Kết cấu của đề tài
1.3. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.1. Mục đích quản trị hàng tồn kho
Các doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho nhằm vào 2 mục đích chính
- Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn
kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặc không thể sản xuất. Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm
doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ. Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa. Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định. Không chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận.
- Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến
mục đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho. Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ chức ở mọi thời điểm.
Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn khi hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào những nơi khác để kiếm lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận.
1.3.2. Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
- Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc ban hành các chính sách hàng tồn kho cụ thể thông qua các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, chủ trương, chính sách của Chủ tịch HĐQT và Ban Tổng giám đốc làm cơ sở hoạch định xây dựng các chính sách bán hàng, các chính sách về hàng tồn kho (tuổi hàng tồn kho, chính sách bán hàng, chính sách bán hàng tồn kho lâu năm, hoạch định vòng quay hàng tồn kho theo từng thời điểm (theo mùa vụ), các chính sách thưởng/phạt về hàng tồn kho).
Quy định chính sách và quy trình nhập xuất hàng hóa để đảm bảo tối ưu trong quá trình lưu kho, giao hàng.
- Tổ chức thực hiện chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
điểm đặt hàng nguyên vật liệu, tiếp nhận đơn hàng và sản xuất thành phẩm, nhập kho, xuất kho, bán hàng trong đó bao gồm các công tác triển khai sản xuất hàng tồn kho; thực hiện đặt mã thành phẩm, thực hiện nhập kho và lưu kho; thực hiện chất xếp và quản lý kho trên cơ sở sơ đồ nhà xưởng; thực hiện xuất kho và giao nhận; thực hiện giao hàng hóa thành phẩm; đánh giá hàng tồn kho định kỳ hàng tháng; tính toán thưởng phạt hàng tồn kho định kỳ; tăng cường xử lý hàng tồn kho lâu năm và triển khai kiểm kê định kỳ.
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
Kiểm soát quá trình triển khai thực hiện các chính sách được hoạch định về hàng tồn kho, trên cơ sở kết quả kiểm soát để tiếp tục phát huy những điểm phù hợp và hoạch định lại những điểm chưa phù hợp để đảm báo công tác quản trị hàng tồn kho được hiệu quả và thông suất.
1.4. Một số mô hình dự trữ
1.4.1. Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình dự trữ hiệu quả nhất EOQ (Economic ordering Quantity) nhất EOQ (Economic ordering Quantity)
Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ là một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính chất định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, trên cơ sở 02 loại chi phí: Một là chi phí đặt mua hàng (chi phí mua hàng) hai là chi phí tồn trữ hàng tồn kho (chi phí dự trữ), hai loại chi phí này có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu số lượng nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng lên cho mỗi lần đặt hàng thì chi phí đặt hàng sẽ giảm xuống nhưng chi phí tồn trữ sẽ tăng lên. Mục tiêu của mô hình quản trị hàng tồn kho EOQ sẽ lựa chọn mức tồn kho sao cho ở mức đó tổng hai loại chi phí này là thấp nhất.
1 2 Lượng hàng cung ứng Q* Q*/2 Dự trữ trung bình O A B C Thời gian Trong đó:
Q* - Sản lượng của một đơn hàng (lượng hàng dự trữ tối đa) O – Dự trữ tối thiểu
Q*/2 – Lượng dự trữ trung bình
OA = AB = BC là khoảng cách kể từ khi nhận hàng đến khi sử dụng hết hàng của một đợt đặt hàng dự trữ
Với mô hình này, lượng dự trữ sẽ giảm theo một tỷ lệ không đổi vì nhu cầu không thay đổi theo thời gian.
Xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ
- Lượng đặt hàng tối ưu
Mục tiêu của các mô hình dự trữ đều nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí dự trữ. Khi nghiên cứu về chi phí hàng tồn kho ta đã có phương trình:
min (1)
Xét phương trình (1), ta lấy vi phân TIC theo Q. Từ đó ta có thể tính được lượng hàng cung ứng mỗi lần tối ưu Q* như sau:
2 2 * DC Q C TIC = C1 x Q 2 + C2 x D Q
Như vậy, lượng dự trữ tối ưu hay lượng đơn hàng tối ưu Q* sẽ là một lượng xác định sao cho tại đó tổng chi phí TIC là nhỏ nhất. Q* tối ưu tại điểm có chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ (chi phí cơ hội) bằng nhau.
Công thức này cũng có thể được thể hiện qua đồ thị sau:
- Khoảng cách giữa hai lần đặt hàng
Kí hiệu T là khoảng cách giữa hai lần đặt hàng ta có T = Số ngày làm việc trong năm
Số lượng đơn đặt hàng mong muốn (N)
Xác định thời điểm đặt hàng mới
Trong mô hình dự trữ EOQ ta giả định rằng, sự tiếp nhận một đơn đặt hàng là thực hiện trong một chuyến hàng. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ chờ đến khi hàng trong kho về đến đơn vị thì mới tiến hành đặt hàng tiếp và sẽ nhận ngay tức khắc. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian giữa lúc đặt hàng và nhận hàng có thể ngắn trong vòng vài giờ hoặc rất dài đến hàng tháng. Đồng thời không có doanh nghiệp nào đợi đến khi nguyên vật liệu hay hàng tồn kho trong kho của mình hết rồi mới
Chi phí đặt hàng C2xD/Q Lượng hàng cung ứng Chi phí O Chi phí lưu kho C1xQ/2
đặt hàng tiếp. Cũng không doanh nghiệp nào đặt hàng mới quá sớm vì như vậy cũng làm tăng chi phí tồn trữ hàng hoá.
Do đó để quyết định khi nào sẽ đặt hàng ta phải xác định thời điểm đặt hàng mới dựa trên số lượng hàng tồn kho sử dụng mỗi ngày nhân với độ dài thời gian giao hàng. Sơ đồ điểm đặt hàng lại ROP được thể hiện như sau
Điểm đặt hàng lại: ROP = d x L trong đó: L: thời gian vận chuyển đơn hàng
d: nhu cầu hàng ngày về hàng tồn kho
d = D
Số ngày sản xuất trong năm
Lượng dự trữ an toàn
Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là điều không thể lường trước, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn theo thời vụ hoặc sản xuất những sản phẩm nhạy cảm với thị trường. Tính không xác định của nhu cầu và tính không xác định của thời gian đến sớm khi đặt hàng có thể xảy ra hiện tượng hàng trong kho bị rỗng trước khi lượng bổ sung hàng đặt đến nơi. Để đảm bảo sản xuất ổn định, doanh nghiệp cần duy trì lượng hàng tồn kho dự trữ an
ROP Q*
O L A Thời gian
toàn. Hơn nữa, hàng tồn kho là loại tài sản lưu động biến đổi hàng ngày, hàng giờ nên yêu cầu về lượng dự trữ an toàn càng cần thiết hơn.
Nói đến cơ cấu tài sản trong một doanh nghiệp ta thường phân làm ba loại: tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời. Tài sản lưu động thường xuyên hay tài sản lưu động ròng được xác định là chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Thành phần của tài sản lưu động ròng bao gồm cả ba loại tài sản là tiền mặt như một tấm đệm cho việc chi tiêu ngoài dự kiến, một số khoản phải thu có khả năng thu hồi cao và hàng tồn kho. Vì thế, lượng dự trữ an toàn chính là lượng hàng tồn kho nằm trong tài sản lưu động ròng được duy trì trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Lượng dự trữ an toàn được hiểu là lượng hàng tồn kho dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng.
Trên thực tế rất khó xác định lượng dự trữ an toàn thông qua chi phí tổn thất do thiếu hàng. Người ta thường dựa vào nhu cầu khách hàng có thể đáp ứng bởi hàng tồn kho dự phòng (lượng dự trữ an toàn) trước khi đơn hàng mới nhập kho. Mức phục vụ khách hàng được xác định càng cao thì mức độ tồn kho điểm hàng đặt cần phải xác định càng cao. Vì thế, các doanh nghiệp cần cân nhắc hợp lý giữa chi phí do thiếu hàng tồn kho và chi phí cho hàng tồn kho dự phòng.
Như vậy, mô hình EOQ đã chỉ ra qui mô đặt hàng tối ưu làm tối thiểu hoá chi phí đặt hàng và lưu kho.
1.4.2. Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ -Production Order Quantity model) Quantity model)
Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích luỹ dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết. Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật tư để dùng. Trong những trường hợp này cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng.
Trong mô hình POQ về cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến.
1.4.3. Mô hình dự trữ thiếu (BOQ – Back Order Quantity model)
Mô hình BOQ được xây dựng trên cơ sở giả định rằng doanh nghiệp chủ định dự trữ thiếu hụt và xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự trữ tại nơi cung ứng hàng năm. Ngoài ra, chúng ta còn giả định rằng doanh thu không bị suy giảm vì sự dự trữ thiếu hụt này. Như vậy, mô hình này giống với các mô hình trước trên, duy chỉ thêm một yếu tố bổ sung là chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm.
1.4.4. Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model)
Để tăng doanh số bán hàng, nhiều doanh nghiệp đưa ra chính sách giảm giá khi số lượng mua cao lên. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Nhưng dự trữ sẽ tăng lên và do đó, chi phí lưu kho sẽ tăng. Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng sẽ tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé nhất. Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM
1.4.5. Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model)
Nội dung của mô hình này là khảo sát lợi nhuận biên trong mối quan hệ tương quan với tổn thất cận biên. Nguyên tắc chủ yếu của mô hình này là ở một mức dự trữ đã định trước, chúng ta chỉ tăng thêm một đơn vị dự trữ nếu lợi nhuận cận biên lớn hơn hoặc bằng tổn thất cận biên.
1.5. Vai trò của ngành nhựa Việt Nam
Những năm gần đây, ngành Nhựa ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các ngành kinh tế. Các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong tiêu dùng hàng ngày cũng như làm nguyên liệu cho các ngành khác. Cuộc sống càng phát triển, thu nhập càng cao
thì yêu cầu của người tiêu dùng đối với chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhựa cũng tăng lên, kể cả các sản phẩm cao cấp. Không giống như mặt hàng dệt may, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam lại thích thị trường nội địa hơn thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân là do giá bán sản phẩm nhựa trong nước thường cao, do đó bán sản phẩm trong nước có thể thu được lợi nhuận cao hơn xuất khẩu. Vì vậy, sản phẩm nhựa Việt Nam đã quen thuộc và được người dân cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tin dùng, như sản phẩm nhựa Hoa Sen, nhựa Bình Minh, Tiền Phong,... Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường nội địa.
Xu hướng của thế giới là sử dụng những sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, trong khi các sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như túi xốp đựng hàng siêu thị, túi đựng rác đã và đang đáp ứng được yêu cầu này … Mặt khác, sản phẩm Nhựa của Việt Nam cũng được các nước nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng cũng như lợi ích về thuế quan khi Việt Nam đã và đang gia nhập hầu hết các FTA có quy mô thị trường lớn trên thế giới. Do đó tiềm năng xuất khẩu của ngành Nhựa Việt Nam cũng rất thuận lợi, tăng khả năng mở rộng thị trường trên thế giới.
1.6. Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày một số khái niệm về quản trị và trình bày các chức năng của cơ bản của quản trị: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra. Nội dung quan trọng nhất của chương này là trình bày về hàng tồn kho để trên cơ sở đó làm rõ vai trò của hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh có những nội dung chính sau đây (1) Khái niệm và phân loại hàng tồn kho; lợi ích và chi phí lưu trữ tồn kho (2) Quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh: mục đích của công tác quản trị hàng tồn kho và các chức năng cơ bản.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO ỐNG NHỰA TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG HOA SEN
2.1. Tổng quan về Công ty VLXD Hoa Sen 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty VLXD Hoa Sen là đơn vị thành viên thuộc Tập Đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group), thành lập ngày 18 tháng 12 năm 2007, với vốn điều lệ ban đầu 150 tỷ đồng, trụ sở và các nhà máy chính tọa lạc trong khuôn viên 10,8 hecta, tại đường số 2B, KCN Phú Mỹ 1, Thị trấn Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với định hướng chiến lược trở thành nhà sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng dẫn đầu thị phần trong nước và khu vực, Công ty hiện đang đảm nhiệm việc sản xuất – cung ứng các dòng sản phẩm chủ yếu như: Ống thép mạ kẽm, Ống thép đen, Xà gồ thép, Ống nhựa (Ống nhựa uPVC, Ống nhựa HDPE, Ống nhựa PPR), Phụ kiện và keo dán Ống nhựa Hoa Sen.
Hình 2.1. Toàn cảnh Công ty VLXD Hoa Sen
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CÔNG TY TNHH MTV VLXD HOA SEN
HOA SEN GROUP
CÔNG TY TNHH MTV VLXD HOA SEN
BAN KIỂM SOÁT
CHỦ SỞ HỮU TẬP ĐOÀN HOA SEN
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC PHÒNG KH-TH PHÒNG KH-CƯ PHÒNG KT-SX NHÀ MÁY NHỰA NHÀ MÁY THÉP NHÀ MÁY XẺ BĂNG PHÒNG HC - NS PHÒNG KSNB PHÒNG KT - TC
CÁC BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, CHUYÊN VIÊN VÀ NHÂN VIÊN