Phương pháp phân tích bao gồm những nội dung sau:
+ Phân tích tài liệu: (tài liệu báo cáo tổng kết, đề án đổi mới phát triển, tài liệu hội nghị doanh nghiệp).
+ Phân tích tác giả: Mỗi tác giả có một góc nghìn riêng biệt phân tích tác giả là phân tích tác giả trong - ngoài ngành; tác giả trong cuộc - ngoài cuộc; tác giả trong nƣớc - ngoài nƣớc…
+ Phân tích nội dung: (dựa theo cấu trúc của nội dung tài liệu).
Trong cả 4 chƣơng tác giả đều sử dụng phƣơng pháp phân tích để xây dựng khung phân tích của đề tài, tại chƣơng 1 của luận văn đã xem xét và nghiên cứu, phân tích nội dung nhiều tài liệu, công trình khoa học, bài viết có liên quan. Từ đó tác giả đã nhận thức và kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nhân lực trong cơ sở y tế công lập, nhận thức đƣợc những nội dung, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng 3, tác giả cũng đã sử dụng số liệu thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu và khung cơ sở lý luận để phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Truung tâm Y tế huyện Kim Sơn. Tại đây 3 phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích những nhân tố mới, đặc thù ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm và
những căn cứ buộc phải áp dụng các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực của đơn vị trong những năm tiếp theo.
Phương pháp tổng hợp
Với đề tài về quản lý nhân lực này sau khi có kết quả phân tích, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để liên kết các vấn đề, các nhân tố, các số liệu, tài liệu…, từ đó có đƣợc cái nhìn tổng thể về vấn đề đang nghiên cứu.
Ngay ở chƣơng 1, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc thể hiện rõ nhất ở phần tổng quan tài liệu, công trình nghiên cứu. Thông qua việc tổng hợp những khía cạnh nghiên cứu, những thành công, hạn chế của các công trình đã nghiên cứu về vấn đề này, tác giả đã kế thừa đƣợc những thành tựu của các công trình đi trƣớc, đồng thời tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu của mình.
Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng nhiều ở chƣơng 3, căn cứ kết quả phân tích số liệu, tài liệu về kết quả hoạt động, công tác quản lý nhân lực tại đơn vị, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về kết quả tình hình công tác quản lý nhân lực, những ảnh hƣởng của công tác quản lý nhân lực đến kết quả hoạt động của đơn vị, đƣa ra đƣợc những thành tựu, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. Đây là các căn cứ mang tính quyết định để tác giả có những quan điểm, giải pháp ở chƣơng 4.
Tại chƣơng 4, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực tại Trung tâm y tế huyện Kim Sơn mang tính hệ thống, đồng bộ, có tính khả thi và đƣợc áp dụng trong thực tế cao.