Bài học kinh nghiệm phát triển HTX chè từ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 27 - 32)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.3. Bài học kinh nghiệm phát triển HTX chè từ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Sơn La

Mộc Châu là một trong những huyện đi đầu trong phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh chè, với 11 HTX sản xuất và kinh doanh chè. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX đã nâng cao được nhận thức của các hộ làm chè tham gia HTX. Số lượng thành viên tăng lên nhanh chóng qua các năm. Hiện toàn huyện có gần 250 hộ thành viên tham gia HTX. Thông qua HTX Liên minh HTX phối hợp với các Sở liên quan hỗ trợ phát triển HTX chè gồm các nội dung như: hoạt động tư vấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và đào tạo nghề, hỗ trợ vốn, xúc tiến thương mại giúp các HTX chè nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường.

- Để nâng cao kỹ thuật và kỹ năng trong sản xuất và chế biến chè. HTX tổ chức các khóa tập huấn như: Kỹ thuật chế biến chè xanh, kỹ năng thử nếm cảm quan với sản phẩm chè. Đặc biệt đào tạo kỹ năng quản lý và kinh doanh cho Ban giám đốc HTX và kế toán HTX.

- Cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến chè, các HTX đã từng bước nâng cấp và mua mới các trang thiết bị máy móc phục vụ cho chế biến và đóng gói sản phẩm chè như: Máy sao gas, máy sấy ủ hương, máy hút chân không… 100% máy sao và máy vò của các hộ xã viên đều làm bằng tôn inox.

- Các HTX tự thiết kế các mẫu bao bì cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Một số HTX được hỗ trợ lập trang Web để quảng bá và giới thiệu về sản phẩm chè của HTX. Liên minh HTX phối hợp với Sở Công Thương và Hiệp hội làng nghề tỉnh Sơn La hỗ trợ các HTX tham gia các Hội chợ, Hội thi, Hội thảo và đặc biệt là tham gia các kỳ liên hoan chè của tỉnh.

- Việc quản lý chất lượng được các HTX tự quản lý nhằm giữ úy tín của chính HTX trên thị trường thông qua việc quản lý các quy trình kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè.

Đồng thời, các HTX nâng cao vai trò và sức mạnh của chính các thành viên HTX thông qua việc các hộ thành viên tự nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm (do HTX mới chỉ tiêu thụ được khoảng 50% sản lượng chè do các hộ thành viên sản xuất ra, 50% sản lượng chè còn lại là do các hộ phải tự tiêu thụ); Việc đầu tư máy móc thiết bị các hộ phải chủ động trong việc mua mới, thay thế; Đặc biệt, HTX tích cực khuyến khích các hộ thành viên đóng góp thêm vốn và tham gia quản lý HTX nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực trong chính các HTX;...

Kết quả, những năm qua HTX trên địa bàn huyện Mộc Châu đã đạt được những kết quả nhất định: 100% các hộ thành viên HTX tham gia VietGAP, Global GAP, UTZ. Theo Báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Sơn La, 70% diện tích chè của các hộ thành viên HTX đã được trồng là giống mới cho năng suất và chất lượng cao, thay thế giống chè trung du. 63,64% HTX đăng ký logo hoặc nhãn hiệu tập thể chè Sơn La hoặc theo chỉ dẫn địa lý. (Phạm Thị Hồng, 2016)

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

(1). “Giáo trình công tác tiêu thụ sản phẩm và một số yêu cầu của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường” (2010) của tác giả Vương Văn Đạo, Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, đã đề cập đến một số vấn đề lý luận quan trọng về tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, một số nội dung quan trọng liên quan đến tiêu thụ là: Mối quan hệ giữa công tác tiêu thụ sản phẩm với duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất mở rộng trong các doanh nghiệp, là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ tốt sẽ góp phần phát triển thị trường hiện có, tìm kiếm thị trường mới và ngược lại. Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường. Vì vậy phát triển

và mở rộng thị trường với tốc độ tiêu thụ sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên thực tế thị trường, không phải tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm là sẽ mở rộng được thị trường. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm từ việc xác định nhu cầu, tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm cho đến việc lựa chọn phương thức tiêu thụ cho thích hợp với từng loại thị trường, từng loại sản phẩm và hỗ trợ tiêu thụ. Lựa chọn phương thức tiêu thụ thích hợp với từng loại sản phẩm - một nội dung giữ vai trò quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Chiến lược sản phẩm là những quan điểm, phương hướng và những chính sách lớn, phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời gian nhất định. Xây dựng chiến lược sản phẩm phải phù hợp với thị trường về cơ cấu, số lượng chất lượng và thời gian. Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp, địa phương cần tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ, các hoạt động này được thực hiện trước và trong suốt quá trình sản xuất. Tác dụng của các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ là duy trì và tạo ra các yêu cầu mới có thể tăng dung lượng thị trường, tăng doanh số bán và lợi nhuận thu được, giảm bớt những khó khăn khi đưa sản phẩm vào thị trường, củng cố vị trí uy tín sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác thông qua biện pháp hỗ trợ tiêu thụ có hiệu quả doanh nghiệp có thể giúp người tiêu dùng định hướng và sử dụng thu nhập của mình vào việc mua sắm những sản phẩm phù hợp.

(2). “Giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER” (2012) của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong giáo trình đã trình bày một cách khá chi tiết về: Khái niệm tiêu thụ sản phẩm; vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hóa đối với doanh nghiệp, đối với xã hội; Thị trường và chức năng chủ yếu của thị trường tiêu thụ hóa; Chiến lược tiêu thụ sản phẩm hàng hóa… Tất cả các nội dung đề cập đến trong giáo trình này là tư liệu quá giá giúp cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tiêu thụ sản phẩm nói chung và sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng.

(3). “Giáo trình cây chè” (2012) của tác giả Đỗ Ngọc Quý, Lê Tất Khương, trong đã nêu lên cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu về quá trình tiêu thụ cây chè nước ta. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích chuỗi giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ chè trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những hạn chế của các khâu tiêu thụ sản phẩm chè.

(4). Ngoài các nghiên cứu nói trên còn có các nghiên cứu khác liên quan đến tiêu thụ sản phẩm nói chung và tiêu thụ chè nói riêng. Trong đó, đáng chú ý là các báo cáo của các bộ ngành, chính phủ và các nghiên cứu khác.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009, Tài liệu hội nghị Đánh giá kết quả sản xuất chế biến và tiêu thụ chè 2005 - 2009, bàn giải pháp phát triển chè theo hướng an toàn, Phú Thọ. Các tài liệu này đánh giá vai trò và tầm quan trọng của phát triển cây chè trong quá trình phát triển KTXH và xoá đói giảm nghèo.

(5). Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Sầm Thị Thu Hiền (2014), trong “Chiến lược tiếp thị cho sản phẩm chè của công ty Hùng Cường tại tỉnh Hà Giang”, bảo vệ tại Trường Đại Học Điện Lực. Nghiên cứu này tập trung vào tiếp thị hỗn hợp - chiến lược tiếp thị của Công ty Hùng Cường, một trong những nhà sản xuất chè lớn nhất ở tỉnh Hà Giang để giúp công ty đạt được thị phần chi phối trong ngành công nghiệp cũng như xây dựng một cơ sở hạ tầng tốt để phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ đề cập nên phương diện sản lượng của riêng công ty, và chú trọng đến thị trường xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

(6). Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Ngọc Hiệu (2014), trong “Phát triển chiến lược đẩy mạnh ngành công nghiệp chè tại tỉnh Hà Giang”, bảo vệ tại Trường Đại Học Điện Lực đã khẳng định: Chè là giống cây nông nghiệp mũi nhọn để giúp người dân xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế.

Do đó, Một mối quan tâm lớn được đặt ra là tìm chiến lược hiệu quả để nâng cao và thúc đẩy ngành công nghiệp chè ở Hà Giang. Đề tài xác định hướng đi đứng đắn về phát triển cây chè ở Hà Giang, đây là tiền đề quan

trọng trong việc mở rộng phát triển cây chè về chiều rộng và chiều sâu. Về khía cạnh tiêu thụ đề tài đã đề cập, song chưa nhiều chủ yếu phân tích, chứng minh yếu tố kỹ thuật trong trồng và chế biến chè.

(7). Văn Nguyễn, 2014, trong nghiên cứu “Thị trường tiêu thụ chè trong nước có bị bỏ ngỏ ?”, đã cho biết: Việc tiêu thụ chè còn nặng về xuất khẩu mà quên mất thị trường nội địa cũng như giá trị gia tăng của chè. Bài toán cần lời giải là làm thế nào để nâng cao giá trị chè xuất khẩu và lấp đầy thị trường trong nước khi chè nội tiêu đang trong tình trạng bỏ ngỏ ? Theo lãnh đạo Hiệp hội Chè Việt Nam, nước ta hiện có gần 90 triệu dân nhưng mức tiêu thụ chè trong nước chỉ đạt 30.000 tấn chè/năm, nếu tính bình quân theo đầu người chỉ đạt 300gr chè/người/năm. Con số này quá thấp so với tiềm năng của thị trường trong nước. Trong khi đó, mức tiêu thụ chè bình quân theo đầu người ở Trung Quốc đạt hơn 1kg chè/người/năm, ở Nhật Bản đạt 2kg/người/năm, ở các nước Trung Đông đạt hơn 2kg/người/năm, ở Nga, Anh đều đạt trên 2,5kg/người/năm, gấp gần 10 lần mức tiêu thụ chè của Việt Nam. Con số này khiến không ít người phải giật mình.

Theo đánh giá của Hiệp hội Chè Việt Nam, giá chè xuất khẩu hiện nay thấp hơn so với giá chè bán trong nước, giá trị kinh tế cũng thấp hơn so với nội tiêu. Giá chè xuất khẩu hiện nay trung bình chưa đạt 1,5USD/kg, trong khi đó giá chè bán trong nước hiện nay, trung bình đạt từ 110 - 220.000đ/kg chè (tương đương 5 - 10USD/kg). Ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết: Tại sao chúng ta cứ phải “bơi” ở thị trường nước ngoài, sức cạnh tranh cao mà lại bỏ trống thị trường ở “sân nhà”? Chúng ta vẫn thường báo cáo thành tích năm nay diện tích trồng chè, sản lượng xuất khẩu tăng hơn năm trước, nhưng vấn đề ở chỗ cũng trên diện tích đó, năm nay thu nhập có cao hơn năm ngoái không?. Bán chè trong nước với số lượng nhiều sẽ có lợi hơn so với xuất khẩu nhiều, cái quan trọng là giá trị gia tăng.

(8) Ngoài các nghiên cứu trên còn có các nghiên cứu sau:

Các tạp chí chuyên ngành trong nước thời gian qua đã nghiên cứu đề cập đến triển vọng về phát triển cây chè cũng như tìm giải pháp mang tính chiến lược cho đầu ra của sản phẩm chè, nhằm nâng cao vị thế, phát huy thế mạnh về xuất khẩu sản phảm chè ra thế giới. Các báo cáo về vấn đề phát triển cây chè, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Hà Giang các năm, từ 2000 - 2014. Chẳng hạn như: Sở Công thương tỉnh Hà Giang (2009), Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ năm 2008. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang (2005, 2008), Báo cáo kết quả thực hiện phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Giang 5 năm 2001 - 2005; 3 năm 2006-2008, Hà Giang. Các đánh giá của đề tài trên là xác thực, tuy nhiên dựa trên quan điểm toàn diện, hệ thống về tiêu thụ chè Hà Giang thì còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)