4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố đã triển khai có hiệu quả các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và tỉnh, tạo thế và lực mới cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ. Hệ thống văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời. Các đề án của thành phố được ban hành và thực hiện đồng bộ tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng. Thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, nhất là khu vực kinh tế tư nhân.
+ Về kinh tế ngành nông nghiệp: Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi, … được hình thành và sản xuất có hiệu quả, góp phần tạo ra diện mạo nông thôn mới.
+ Về kinh tế ngành công nghiệp: Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi... Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh. Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển; Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng.
+ Về kinh tế thương mại - dịch vụ: Các thế mạnh về thương mại, dịch vụ, du lịch được khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Văn minh thương mại được quan tâm chỉ đạo, đã hình thành hệ thống các cửa hàng tự chọn, siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên ngành cùng các trung tâm mua bán hàng hóa lớn được khai thác có hiệu quả.
- Về giao thông: Về giao thông đường bộ: Hiện có 3 tuyến quốc lộ chạy qua thành phố (QL 3, QL 1B và QL 37). Tháng 1/2015, thành phố đã khánh thành đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.