Phát triển quy mô bình quân của hợp tác xã trong sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 45 - 52)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.2. Phát triển quy mô bình quân của hợp tác xã trong sản xuất chè

* Diện tích trồng chè của các hộ tham gia HTX

Theo số liệu khảo sát của tác giả, diện tích trồng chè của toàn bộ 160 hộ tham gia HTX và 160 hộ không tham gia HTX chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, cụ thể như sau:

Số lượng HTX chè tại thành phố Thái Nguyên tăng lên qua các năm, do vậy số lượng thành viên tham gia ngày càng nhiều, chính vì điều này mà diện tích trồng chè của các HTX cũng tăng lên đáng kể. Các hộ mới tham gia vào HTX chủ yếu là các hộ trồng chè có quy mô lớn nên số lượng chè sản xuất là tương đối nhiều, đòi hỏi thị trường tiêu thụ lớn. Khi tham gia HTX các hộ thành viên HTX được HTX tiêu thụ được khoảng 30- 60% sản lượng chè sản xuất ra, do vậy đã đảm bảo đầu ra một phần lớn sản phẩm chè của hộ, đặc biệt là những loại chè có chất lượng cao. Qua đó, khi tham gia các HTX mà chất lượng chè của các thành viên này được cải thiện, nâng cao uy tín về chất lượng chè của các HTX chè. Nhiều gia đình thông qua những mối quan hệ của mình, thông qua việc tham gia các HTX nên có uy tín về chất lượng mà số lượng sản phẩm chè của các hộ này bán ra trên thị trường cũng được nâng lên đáng kể.

Bảng 3.2. Diện tích chè của các hộ dân trồng chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

ĐVT: Ha Diện tích Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ

Diện tích chè hộ tham gia HTX 38,54 44,58 57,82 1,16 1,30 1,23 Diện tích chè hộ chưa tham gia 36,63 41,34 56,32 1,13 1,36 1,25

Tổng diện tích chè 75,17 85,92 114,14 1,14 1,33 1,24

Quy mô bình quân/HTX 12,53 10,74 8,15 0,85 0,76 0,81

Cũng thông qua số liệu đã được thu nhập ta có thể được rằng đa phần là các hộ dân có diện tích trồng chè nhiều là tham gia các HTX, điều này chứng tỏ người dân đã có những nhìn nhận cũng như đánh giá tương lai về HTX. Đối với các hộ chưa tham gia HTX đây phần lớn là các hộ có diện tích trồng chè nhỏ lẻ, quy mô diện tích không nhiều. Các hộ này thu nhập chủ yếu không phải dựa vào cây chè: thu nhập từ làm thêm, trồng cây con khác...nên sản lượng chè làm ra chủ yếu là bán cho thương lái và tại các chợ truyền thống ở địa phương.

* Quy mô lao động:

Số lượng hộ tham gia vào các HTX ngày càng đông, người dân ngày càng tin tưởng vào các tổ chức làm ăn cũng như khả năng điều hành của HTX. Vì vậy, số lượng lao động ngày càng đông, góp phần xây dựng HTX ngày càng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao chất lượng, cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Bảng 3.3. Quy mô lao động tại các HTX chè thành phố Thái Nguyên năm 2018

Lao động

thường xuyên Lao động thuê ngoài Số lượng (LĐ) Tỷ trọng (%) Số lượng (LĐ) Tỷ trọng (%) Lao động thuộc HTX 625 100 51 100 - Lao động nam 306 48,96 12 23,53 - Lam động nữ 319 51,04 39 76,47

Quy mô bình quân/HTX 45 4

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2018

Qua bảng 3.3 ta thấy, quy mô lao động tại các HTX chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên không có sự chênh lệch nhiều về giới gần 60% lao động là nữ giới. Tuy nhiên, đối với lao động thuê ngoài thì gần 80% là lao động nữ. Như vậy có thể thấy, đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh chè thì công đoạn sản xuất chè là một công đoạn nặng nhọc nhưng lại cần sự tỉ mỉ

chăm sóc, thu hoạch cũng như chế biến chè, vì vậy nữ giới thường đảm nhiệm công việc này. Công đoạn chăm sóc như bón phân, tỉa đốn, hay làm cỏ đây là những công việc cần có sức khỏe nên thường được phụ trách bởi những lao động nam những người có sức khỏe. Đối với khi thu hoạch, để đảm bảo cho việc thu hoạch chè đúng kỹ thuật, đúng chủng loại và chất lượng: công việc này thường được người phụ nữ đảm nhận vì người phụ nữ tính tỉ mỉ cẩn thận hơn nam giới. Chính vì đặc thù sản xuất kinh doanh như vậy nên số lượng lao động nữ tại các HTX thường chiếm tỷ trọng cao hơn nam giới. Cũng do đặc điểm của cây nông nghiệp đó là sản xuất theo mùa vụ, nên trong quá trình thu hoạch cần nhiều lao động tham gia vào sản xuất.

Do đặc thù của lao động làm chè là lao động thời vụ, do vậy, đối với các lao động thuê ngoài, chủ yếu thuê theo thời vụ từ tháng 4 đến tháng 11 dương lịch lúc này đang vào chính vụ chủ yếu là hái chè và sao chè. Bên cạnh đó, tại các HTX ngoài lao động là thành viên HTX thì vẫn phải thuê lao động ngoài để thu gom chè tươi từ các hộ thành viên về HTX để chế biến, sao chè, phân loại chè, đóng gói chè,... Như vậy có thể thấy, phát triển HTX chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên không những tạo công ăn việc làm cho các hộ thành viên tham gia, mà còn giúp tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong vùng và lao động ở vùng lân cận, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn..

* Quy mô vốn:

Thành phố Thái Nguyên một trong những huyện, thành phố có mức thu nhập tương đối cao của tỉnh Thái Nguyên, nơi này tập trung một số nhà máy chế biến và sản xuất chè. Bên cạnh đó, cũng do công nghiệp ít phát triển người dân chủ yếu là lao động nông nghiệp, sử dụng các công cụ thô sơ thậm chí nhiều nơi vẫn dựa vào sức người và gia súc như trâu để canh tác.

Chính vì vậy mà thu nhập người dân không cao nhất là người nông dân. Trong đó, các hộ trồng chè của thành phố, với nhiều năm làm chè, số vốn chủ yếu do tích lũy từ quá trình sản xuất kinh doanh của hộ. Kết quả khảo sát nguồn vốn lưu động của hộ sản xuất và kinh doanh chè của thành phố Thái Nguyên (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và giá trị hàng còn tồn kho chưa bán, hoặc chưa bán được) như sau:

Bảng 3.4. Quy mô vốn của các hộ thành viên HTX và hộ chưa tham gia HTX trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

ĐVT: triệu VNĐ

< 10 10 - 50 50 - 100 > 100

Hộ là thành viên HTX 23,57 10,56 51,76 14,11 Hộ không tham gia HTX 24,32 48,56 16,05 11,07

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2018

Qua bảng 3.4 ta thấy, quy mô vốn bình quân của các hộ là thành viên HTX, và hộ làm thành viên HTX có quy mô vốn trên 100 triệu là 14,11%; 51,76% hộ có quy mô vốn từ 50 đến dưới 100 triệu; 23,57% hộ có quy mô vốn dưới 10 triệu đồng; Hộ không tham gia HTX có quy mô vốn thấp hơn, quy mô vốn trung bình từ 10 đến dưới 50 triệu chiếm 48,56%; 24,32% hộ có quy mô vốn dưới 10 triệu đồng; 11,07% hộ có quy mô vốn trên 100 triệu đồng.

Như vậy, có thể thấy quy mô vốn bình quân của các hộ sản xuất và kinh doanh chè của thành phố Thái Nguyên không cao, phần lớn mức vốn bình quân của các hộ thành viên từ 50 đến 100 triệu đồng. Một lượng rất nhỏ là trên 100 triệu đồng. Mức vốn đầu tư này được dùng để mua máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất tại nhà, thêm vào đó một lượng vốn không nhỏ được đưa vào sản xuất đó là dùng để mua phân bón và một số tư liệu sản xuất khác.

Hiện nay, tại một số gia đình khi mà diện tích trồng chè nhiều các hộ gia đình này đã mạnh dạn đầu tư một số máy móc phục vụ cho việc trồng chè hệ thống tưới nước, hệ thống phun thuốc sâu...với lượng vốn đầu tư không nhỏ.

Cũng qua số liệu điều tra đa phần những hộ có vấn đầu tư lớn đều tham gia HTX vì những hộ này thường diện tích trồng chè là tương đối lớn, nhu cầu thị trường nhiều vì vậy các hộ cần có thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định thì mới đảm bảo khả năng sản xuất cũng như đảm bảo thu nhập của người lao động.

i. Công nghệ sản xuất của các hộ thành viên HTX chè:

- Công nghệ về giống

Để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chè thành phố Thái Nguyên đã đẩy mạnh việc chuyển đổi giống chè theo hướng giảm diện tích chè Trung du (chè cổ truyền thống) thay thế bằng một số giống chè mới cho năng suất và chất lượng. Kết quả khảo sát hộ dân trồng chè tham gia HTX chè của thành phố Thái Nguyên về cơ cấu giống chè năm 2016 như sau:

Hình 3.1. Diện tích các giống chè của các HTX tại thành phố Thái Nguyên năm 2018

Qua hình 3.1 ta thấy, hiện nay giống chè của các hộ dân tham gia HTX đã thay đổi đáng kể, tỷ trọng giống chè trung du của các hộ tham gia HTX chiếm 42,37%, còn lại là các giống chè mới. Như vậy có thể thấy, những năm qua, người dân trồng chè của thành phố Thái Nguyên đã được UBND thành

phố chú trọng đưa cây chè là cây trồng chủ lực cho phát triển cây công nghiệp của thành phố. Do vậy, để nâng cao năng suất chất lượng chè, việc thay đổi giống chè mang tính chất quyết định. UBND thành phố giao cho phòng Nông nghiệp thành phố tuyên truyền, hỗ trợ các hộ dân thay giống chè cũ cho năng suất và chất lượng thấp bằng giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao. Theo đó, giống chè trung du (chè cổ) giảm dần và tăng nhanh các giống chè cho năng suất chất lượng cao như chè TRI777, chè Kim Tuyền, LDP1, và một số giống chè khác.

Đa số người dân trồng chè trên địa bàn thành phố tuy đã có nhiều thay đổi trong tư duy như: đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã sử dụng nhiều giống chè năng suất và chất lượng cao vào trồng như diện tích chè Trung Du vẫn được sử dụng nhiều vì đây là loại chè trồng từ lâu đời, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên trên địa bàn. Thêm vào đó, giống chè này có khả năng chống chịu sâu bệnh nên được nhiều người dân tiếp tục lựa chọn để sản xuất.

Với những loại giống mới như, chè Kim Tuyền, LDP1... cũng đang được người dân lựa chọn để thay thế dần những giống chè đã cũ cho năng suất thấp và chất lượng không cao. Qua đây, ta có thể thấy được sự nỗ lực của UBND thành phố trong việc hỗ trợ, khuyến khích các hộ trồng chè, đặc biệt là hộ dân tham gia HTX chè phá bỏ đồi chè cũ, trồng lại bằng giống chè mới.

ii. Công nghệ chăm sóc

Hiện nay, nhu cầu chè sạch có xu hướng ngày càng cao, nhu cầu người dân cần có những sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, để có thể tiêu thụ được chè thì các nhà sản xuất chè nói chung, các hộ trồng chè nói riêng phải thay đổi tư duy sản xuất chè theo hướng chè an toàn và chè hữu cơ, nhằm hạn chế tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Đặc trưng của cây chè là có rất nhiều loài sâu bệnh: rệp, bọ cánh cứ, rầy nâu,... do vậy, để hạn chế sâu bệnh, người dân phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để phòng và trị bệnh. Tuy nhiên, do các hộ dân còn hạn chế về kiến thức phòng và điều trị sâu bệnh, các hộ trồng chè chủ yếu vẫn phun thuốc theo kinh nghiệm, dẫn đến nhiều loại sâu bệnh có khả năng kháng thuốc cao, nên nhiều hộ gia đình càng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc chè. Khi các hộ tham gia vào các HTX thì sản phẩm được đảm bảo chất lượng theo quy định chung của HTX, đặc biệt là phần lớn các hộ phải cam kết tham gia VietGAP, UTZ, hoặc sản xuất chè hữu cơ,... để đảm bảo tiêu chuẩn chè an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Kết quả khảo sát cho thấy, 68,82% hộ là thành viên HTX tham gia VietGAP. Chính việc các thành viên HTX tham gia sản xuất chè an toàn, đã giúp cho HTX tiêu thụ được một lượng lớn chè chất lượng cho các thành viên tham gia.

iii) Công nghệ chế biến

Công nghệ chế biến ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của chè, công nghệ chế biến và kỹ thuật chế biến tốt giúp cho chất lượng chè tốt và ngược lại. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành của chè trên thị trường. Đối với các hộ gia đình, chế biến chè vẫn chủ yếu theo phương pháp thủ công.

Trong những năm gần đây, do giá thành chè có xu hướng tăng cao nên nhiều hộ gia đình đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng chè, nâng cao giá thành của chè trên thị trường, bên cạnh đó nhiều hộ tham gia HTX chè được chính quyền địa phương và trung ương hỗ trợ nhiều máy móc thiết bị cho chế biến chè. Kết quả khảo sát 170 hộ thành viên HTX về số lượng và giá trị máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất và chế biến chè cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Số lượng và giá trị các thiết bị sản xuất và chế biến chè tại các HTX trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

STT Thiết bị sản xuất và chế biến chè Số lượng (chiếc) Số thiết bị/HTX Giá trị (đồng) 1 Máy sao chè: - Tôn quay chè bằng sắt - Tôn quay chè bằng inox

270 96 174 19 7 12 1.644.728.914 584.792.502 1.059.936.411 2 Máy vò chè 165 12 757.171.404

3 Máy đóng gói hút chân

không 28 2 339.885.600

4 Máy ủ hương chè 4 4 HTX có 135.068.000

5 Máy sàng lọc chè 10 3 HTX có 28.200.000

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên

Đa phần các hộ dân trong HTX sử dụng hay công cụ đó là máy vò chè và máy sao chè là công cụ chủ yếu để chế biến chè. Đây là những công cụ thô sơ đã được người dân sử dụng lâu đời, 100% hộ tham gia HTX sử dụng máy sao chè và máy vò chè. Ở mỗi HTX có ít nhất 1 đến 2 máy hút chân không để đóng gói và bảo quản chè. Tuy nhiên hiện nay các HTX chè của thành phố chưa có máy sào gas. Như vậy, Để nâng cao hơn chất lượng và giá thành chè bán ra trên thị trường. Các hộ gia đình cũng đã đầu tư thêm một số máy móc như: máy sàng lọc chè, máy đóng gói chè chân không và máy ủ hương chè. Đây là những máy móc giúp nâng cao chất lượng của chè bán ra trên thị trường: hương thơm tốt, bảo quản được lâu, sàng được chất lượng chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)