Hỗ trợ tín dụng cho các thành viên cũng như vốn sản xuất của HTX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 74 - 75)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.2. Hỗ trợ tín dụng cho các thành viên cũng như vốn sản xuất của HTX

Trong quá trình nghiên cứu về đầu tư vốn cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên, giá đầu vào sản xuất chè những năm gần đây tăng cao khiến cho hộ cắt giảm khối lượng đầu tư vào sản xuất do thiếu vốn.

Để giải quyết tốt vấn đề này, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ, hộ sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng nhóm hộ. Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho sản xuất của hộ nông dân nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là hoàn thiện cơ sở vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất chè của hộ. Bởi do đặc tính của ngành chè thì việc đầu tư cho một quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho sản xuất. Hơn nữa định hướng sản xuất chè của Thái Nguyên là chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm chè, hướng tới sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGap, tuy nhiên 90% hộ lại cho rằng làm theo mô hình này tốn kém, trong khi giá bán lại thấp nên nông dân không thể sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn. Thời điểm này, giá chè cành sản xuất theo cách truyền thống được thương lái thu mua với giá 6.500 đồng đến 7.000 đồng/kg chè búp tươi thì giá chè sản xuất theo qui trình VietGAPcũng tương tự. Đây chính là lý do khiến nhiều nông dân không muốn thay đổi thói quen sản xuất truyền thống. Và nếu tình trạng không được thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu và thương hiệu chè Thái Nguyên. Do vậy, nếu không có những giải pháp hỗ trợ về vốn đầu tư cho nông dân,về giá và khâu tiêu thụ thì những mô hình sản xuất chè an toàn sẽ khó có thể nhân rộng. Trên cơ sở các chương trình, dự án trồng mới, cải tạo, thâm canh

của các địa phương, ngân hàng Nông nghiệp & PTNT cần có kế hoạch giải ngân một cách nhanh gọn và thông thoáng cho người dân làm chè với mức cho vay cụ thể với lãi suất cho vay ưu đãi. Về thời gian vay, các nguồn tín dụng cho các hộ sản xuất và chế biến chè tối thiểu là 3 năm để tạo điều kiện cho các hộ có đủ thời gian hoàn vốn vay cho Ngân hàng. Đầu tư nguồn vốn giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng.

Chính sách xã hội cho những cơ sở sản xuất máy vò chè, kinh doanh thiết bị xao sấy chè trên địa bàn Tỉnh. Tiếp tục chính sách đầu tư ưu đãi, trợ giá đối với các công nghệ mới đưa vào áp dụng trong sản xuất chè như hỗ trợ 30% giá giống đối với chè giống mới, hỗ trợ 100% kinh phí cho việc cấp chứng nhận lần đầu và hỗ trợ 50% kinh phí cho việc gia hạn cấp chứng nhận sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã chè trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 74 - 75)