Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phép lặp ngữ pháp trong thơ tố hữu (Trang 52 - 67)

8. Bố cục luận văn

2.2.1. Nhận xét chung

Như đã trình bày ở trên, khi phân loại lặp ngữ pháp trong văn bản thơ theo khối lượng (độ lớn) của chủ ngôn và kết ngôn, ta sẽ được kiểu lặp dòng thơ (chủ ngôn và kết ngôn có tổ chức là một dòng thơ) và kiểu lặp khổ thơ (chủ ngôn và kết ngôn có cấu tạo là bộ phận khổ thơ và khổ thơ). Trong hai kiểu lặp ngữ pháp này, kiểu lặp dòng thơ

chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (574/666 trường hợp, chiếm 86,2%). Lặp dòng thơ không chỉ có số lượng lớn mà còn rất đa dạng và phức tạp về cấu tạo. Vì vậy, có thể chia kiểu lặp này thành những kiểu dạng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, theo đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn, có thể chia lặp dòng thơ thành lặp đủ, lặp thiếu, lặp thừa, lặp khác. Mỗi kiểu cụ thể này, đến lượt mình, lại được chia tiếp thành những dạng chi tiết hơn. Chẳng hạn, lặp đủ dòng thơ có thể chia thành lặp hoàn toàn (nguyên văn) và lặp không hoàn toàn (có biến đổi từ ngữ cụ thể); lặp một lần và lặp nhiều lần; lặp liền và lặp cách. Với các kiểu lặp dòng thơ còn lại như lặp thiếu, lặp thừa, lặp khác cũng có thể chia tiếp thành các dạng cụ thể căn cứ vào đặc điểm chức năng, cấu tạo của các bộ phận thiếu, thừa hay khác trong cấu trúc của kết ngôn.

Bảng 2.7: Lặp dòng thơ

Tập thơ

Theo cấu trúc Theo số lần Theo vị trí Theo sự có mặt

của từ ngữ Lặp đủ Lặp khác Lặp thừa Lặp thiếu Lặp đơn Lặp phức Lặp liền Lặp cách Nguyên văn Biến đổi Từ ấy 102 38 3 4 119 28 93 54 7 140 Việt Bắc 62 16 9 4 78 13 71 20 3 88 Gió lộng 69 36 14 2 104 17 99 22 4 117 Ra trận 66 28 8 9 96 15 83 28 3 108 Máu và hoa 14 16 4 2 31 5 30 6 0 36 Một tiếng đờn 25 3 6 3 35 2 30 7 2 35 Ta với ta 22 6 3 0 24 7 26 5 1 30 Tổng 360 143 47 24 487 87 432 142 20 554

Việc miêu tả chi tiết đặc điểm hình thức của lặp dòng thơ là vấn đề thú vị nhưng cũng rất phức tạp, khó khăn. Trong luận văn này, chúng tôi mới chỉ có thể bước dầu đưa ra được sự phân tích, miêu tả khái quát về kiểu lặp dòng thơ (trên cứ liệu thơ Tố Hữu) với mong muốn góp phần làm rõ hơn về lặp ngữ pháp trong văn bản nói chung và lặp ngữ pháp trong văn bản thơ, một kiểu văn bản đặc thù, nói riêng.

Dưới đây chúng ta sẽ xem xét các kiểu dạng chính của lặp dòng thơ với tư cách là một kiểu lặp ngữ pháp.

2.2.2. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn: Lặp đủ, lặp thừa, lặp thiếu, lặp khác

2.2.2.1. Lặp dòng thơ: lặp đủ

Lặp đủ, như đã được xác định là lặp toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn (dòng thơ trước) và kết ngôn (dòng thơ sau). Lặp đủ trong thơ Tố Hữu rất phổ biến và có thể chia thành hai dạng chính: Lặp hoàn toàn (nguyên văn) và lặp không hoàn toàn (có thay đổi).

a) Lặp hoàn toàn:

Ở kiểu lặp dòng thơ, lặp hoàn toàn là sự lặp lại ở kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn đồng thời với sự lặp lại tất cả các từ ngữ (thực từ) có mặt ở chủ ngôn (dòng trước). Có thể coi đây là dạng tập trung nhất của phương thức lặp, vì ở đây có sự hội tụ cả lặp ngữ pháp (cấu trúc) với lặp từ vựng (các thực từ) và lặp ngữ âm (số lượng tiếng).

Kết quả thống kê cho thấy lặp hoàn toàn hay nguyên văn dòng thơ không phổ biến (chỉ có khoảng trên 10 trường hợp). Xét theo số tiếng ở dòng thơ, dạng này bao gồm các dạng cụ thể sau:

+ Lặp hoàn toàn dòng thơ có số tiếng là 2: dạng này rất hiếm. Ví dụ:

Vì sao? Vì sao?

Những người mẹ kia gào.

(Tòa án Mĩ) + Lặp hoàn toàn dòng thơ có số tiếng là 3.

Ví dụ:

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me

Tiếng chổi tre

Chị quét

(Tiếng chổi tre)

Chị lao công

Như sắt như đồng

Chị lao công

Đêm đông quét rác

(Tiếng chổi tre)

Túp lều con Tuyết phủ Túp lều con Như chiếc tổ (Lều cỏ Lênin)

A tiếng hát Của các em Lắng nghe tiếng hát Của các em (Đêm xanh) Hồ Chí Minh Người lính già Hồ Chí Minh Người đã quyết (Hồ Chí Minh)

Nhân danh ai?

Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài

Nhân danh ai?

bay đưa ta đến những rừng dày

(Ê-mi-ly con) + Lặp hoàn toàn dòng thơ có số tiếng là 4.

Ví dụ:

Voi là voi ơi

Voi yêu voi quý

Voi là voi ơi

Voi đi đánh nhé

(Voi)

Trên dòng Hương Giang (dòng đầu)

Trên dòng Hương Giang (dòng cuối) (Tiếng hát Sông Hương)

Chuông nhà thờ đổ

Mỗi buổi hoàng hôn

Chuông nhà thờ đổ

Tiếng đồng ngân nga

+ Lặp hoàn toàn dòng thơ có số tiếng là 5 Ví dụ:

Em ơi em cứ đợi

Dù tuyết rơi gió thổi

Em ơi em cứ đợi

Dù ai thương nhớ ai

(Đợi anh về)

Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!

(Hãy nhớ lấy lời tôi) + Lặp hoàn toàn dòng thơ có số tiếng là 6.

Ví dụ:

Ly Quê trên súng thần công

Xinh xinh như một tiên đồng Bồng Lai

Ly Quê trên súng thần công

Nghe con chim hót trong lồng tim xanh...

(Tiếng sáo Ly Quê) + Lặp hoàn toàn dòng thơ có số tiếng là 7.

Ví dụ:

Hỡi những con khôn của giống nòi

Những chàng trai quý gái yêu ơi

Hỡi những con khôn của giống nòi

Đã từng đau tự thủa trong nôi

(Dậy lên thanh niên) + Lặp hoàn toàn dòng thơ có số tiếng là 8.

Ví dụ:

Anh nghiến chặt hai hàm răng lẩm bẩm

Đau cái bụng, ui chu choa, tức lắm!

Tôi còn nghe tiếng nói của Châu Ro:

Đau cái bụng, ui chu choa, tức lắm!

b) Lặp không hoàn toàn (Lặp có sự biến đổi từ ngữ)

Trong kiểu lặp đủ dòng thơ, lặp không hoàn toàn là dạng lặp phổ biến hơn hẳn so với dạng lặp hoàn toàn vừa được xem xét trên đây.

Theo kết quả thống kê (xem bảng 7), trong số 360 trường hợp lặp đủ dòng thơ thì có đến 340 trường hợp lặp không hoàn toàn (tức là lặp có biến đổi thành phần từ ngữ), chiếm 94,4%. Đặc điểm chung của dạng lặp không hoàn toàn dòng thơ là mặc dù kết ngôn vẫn giữ lại cấu trúc đầy đủ của chủ ngôn nhưng thành phần từ ngữ ở kết ngôn đã có sự thay đổi. Sự thay đổi đó có thể là thay đổi một phần từ ngữ hoặc thay đổi hoàn toàn thành phần từ vựng. Xét theo tính chất, mức độ của sự thay đổi thành phần từ ngữ ở kết ngôn, có thể phân biệt các dạng sau đây của lặp không hoàn toàn dòng thơ:

- Lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi một bộ phận từ ngữ.

Bộ phận từ ngữ thay đổi ở dạng lặp này rất đa dạng, phức tạp. Đó có thể là sự thay đổi chỉ ở một từ ngữ hay một thành phần câu nhưng đó cũng có thể là thay đổi từ ngữ cả bộ phận nòng cốt (chủ ngữ, vị ngữ) của câu. Vì không có điều kiện miêu tả chi tiết tất cả các dạng cụ thể của sự thay đổi từ ngữ ở kiểu lặp không hoàn toàn dòng thơ nên ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu một vài thí dụ về những dạng cụ thể thường gặp về kiểu lặp này.

+ Lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi từ ngữ ở vị ngữ. Ví dụ:

Các bà đã từng trải Các bà đã từng trông

(Tình thương với chiến tranh)

Con chim non rũ cánh

Con chim non chíu chít

(Mồ côi)

Hay má lẫn quên vì tuổi tác Hay má liều một thác cho yên

( Bà má Hậu Giang)

Mà hôm nay Mã tướng run toàn thân Mà hôm nay Mã tướng chết hai phần

( Ly rượu thọ)

Trường hợp này tương đối hiếm so với các trường hợp khác. Ví dụ:

Trời không của chúng bay

Đạn ta rào lưới sắt!

Đất không của chúng bay

Đai sắt ta siết chặt

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) + Lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi từ ngữ ở bổ ngữ. Ví dụ:

Nghe không ngươi huyết chảy Nghe không người lời van

(Đông Kinh nhuộm máu)

Ai cản được mùa xuân xanh tươi sáng Ai cản được những đoàn chim quyết thắng

(Xuân đến)

Ai đâu giam cấm được hồn ta Ai đâu giam cấm được lời ca

(14 tháng 7)

Này hãy nghe cả lâu đài xã hội

Này hãy nghe cả một thời đang hấp hối

(Tháp đổ)

Không sợ gian nan Không sợ thần linh

(Trước Kremlin)

Nhớ những mắt ngây thơ nhìn bỡ ngỡ Nhớ những lời mong ước tỏa lên không

( Nhớ người)

+ Lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi từ ngữ ở trạng ngữ. Ví dụ:

Sáo kêu vi vút trên không Sáo kêu réo rắt xa gần

Tôi sẽ chết bình yên, không hối hận Tôi sẽ chết như bao nhiêu số phận

( Trăng trối)

Sống trào sinh lực bốc men say Sống tung sóng gió thanh cao mới

(Đi)

+ Lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi từ ngữ ở định ngữ. Ví dụ:

Hỡi những bà mẹ hiền Hỡi những bà đáng kính

( Tình thương với chiến tranh)

Những hồn quen dãi gió dầm mưa Những hồn chất phác hiền như đất

(Nhớ đồng)

Dậy lên hỡi những linh hồn thép Dậy lên hỡi những linh hồn trẻ

(Dậy lên thanh niên)

+ Lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi từ ngữ ở cụm chủ vị nòng cốt. Ở dạng lặp này, cụm củ vị trong dòng thơ bị thay đổi về thành phần từ ngữ và phần từ ngữ được giữ lại chỉ giữ vai trò thành phần phụ nào đó.

Ví dụ:

Có lành đâu vết thương đầy oán hận Có tan đâu khi uất tự bao giờ

(Tháp đổ)

Ở ví dụ vừa dẫn, chủ ngữ (vết thương đầy oán hận , khi uất tự bao giờ ) và vị

ngữ (lành, tan ) đã có sự thay đổi. Cái được giữ lại chỉ là các từ có, đâu.

Vai ta vai sắt Chân ta chân đồng

(Voi)

Hồn ta cháy sáng ngời trên ngọn đuốc Lòng ta múa lồng lên theo đám rước

Ở ví dụ trên đây, chủ ngữ và vị ngữ ở kết ngôn đều có sự thay đổi thành phần các

từ ngữ so với chủ ngôn. Cái được giữ lại ở đây chỉ là định ngữ (ta)

- Lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi toàn bộ từ ngữ (là thực từ).

Ở lặp không hoàn toàn dòng thơ thuộc dạng này, cái được giữ lại ở kết ngôn chỉ là cấu trúc (đầy đủ) ở chủ ngôn và trong một số trường hợp có thể có sự giữ lại một hay một vài hư từ. Dạng lặp không hoàn toàn này cũng khá phổ biến và có những kiểu cụ thể sau:

+ Lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi toàn bộ thành phần từ ngữ. Ở dạng lặp này, chỉ cấu trúc của chủ ngôn được giữ lại ở kết ngôn. Ví dụ:

Hì hà hì hục Lục cục lào cào

(Phá đường)

Cha trốn Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu

( Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Tiền tuyến ra sức tiến công Hậu phương dốc lòng chi viện

(Bài ca xuân 71)

Dân có ruộng dập dìu hợp tác Lúa mượt đồng ấm áp làng quê

( Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Ở những ví dụ trên đây, tất cả các từ ngữ ở kết ngôn (dòng sau) đều có sự thay đổi so với chủ ngôn (dòng trước). Tuy nhiên, cấu trúc của kết ngôn có sự lặp lại cấu trúc ở chủ ngôn.

+ Lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi toàn bộ thành phần từ vựng (các thực từ).

Ở dạng lặp này, chỉ cấu trúc của chủ ngôn và trong một số trường hợp, một hay một số hư từ đồng thời được giữ lại. Các hư từ được giữ lại có thể là phó từ hoặc quan hệ từ.

Ví dụ:

Con chim non không tổ Trẻ mồ côi không nhà

( Hai đứa bé)

Càng khua sầu tủi Càng rung oán hờn

(Tiếng chuông nhà thờ)

Lá xanh không mát dạ khô vàng Hoa thơm không át mùi xương máu

(Xuân nhân loại)

Cũng mùi lưng khét quen mưa nắng Cũng những lời quê ý thiệt thà

( Tương thân)

Trong các ví dụ trên đây, yếu tố được giữ lại ở kết ngôn là cấu trúc và các phó từ ( không, càng, cũng), còn các thực từ đều thay đổi.

Trong các ví dụ được dẫn dưới dây, ta sẽ có lặp không hoàn toàn dòng thơ với sự thay đổi toàn bộ các thực từ và phần được giữ lại chỉ là cấu trúc của dòng thơ và các

quan hệ từ ( mà, và, dù, cho)

Ví dụ:

Mà lòng bớt khổ Mà môi nở cười

(Tiếng chuông nhà thờ đổ)

Và vạn anh hùng trên gió mây Và nghìn thế hệ tới sau đây

(Đi)

Cây dù gượng lại ngày xuân cũ

Tháp dù mong hàn lại vết sương phong

( Tháp đổ)

Cho Việt Nam độc lập Cho thế giới hòa bình

2.2.2.2. Lặp dòng thơ: lặp thiếu

Lặp thiếu, như đã xác định ở mục cơ sở lí thuyết, là dạng lặp theo đó, một trong những thành phần thuộc cấu trúc của chủ ngôn (dòng trước) không được lặp lại ở kết ngôn (dòng sau). Kiểu lặp này cũng khá phổ biến.

Xét theo thành phần không được lặp lại hay thiếu vắng, có thể xác định các kiểu lặp thiếu thường gặp sau:

a) Lặp thiếu vị ngữ Ví dụ:

Cũng yêu nước, yêu nhà Cũng giận loài quân phiệt

(Tình thương với chiến tranh)

Mỗi góc núi xây thành chiến lũy Mỗi đầu thôn thành một pháo đài

(Vinh quang Tổ quốc chúng ta)

Trong ví dụ thứ nhất, thành phần thiếu ở kết ngôn là vị ngữ (yêu nhà) là vị ngữ

đồng loại (có ở chủ ngôn). Trong ví dụ thứ hai, thànhphần thiếu ở kết ngôn là vị ngữ

(xây) có mặt ở chủ ngôn.

b) Lặp thiếu chủ ngữ Ví dụ:

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha

(Từ ấy)

Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy

(Có thể nào yên)

Sóng hãy gầm lên nén xót đau Hãy lau ráo lệ ngẩng cao đầu

(Theo chân Bác)

Trong các ví dụ trên đây, ở kết ngôn đều có sự thiếu vắng thành phần chủ ngữ mà

c) Lặp thiếu thành phần bổ ngữ Ví dụ:

Không giết được Anh Không giết được

(Nhớ về Anh)

Mình về mình có nhớ ta

Mình về mình có nhớ không?

(Việt Bắc)

Ở ví dụ thứ nhất, thiếu bổ ngữ ở sau động từ “giết”, còn ở ví dụ thứ hai thiếu bổ

ngữ “ta” ở sau động từ “nhớ”.

d) Lặp thiếu trạng ngữ Ví dụ:

Tôi sẽ chết bình yên không hối hận Tôi sẽ chết như bao nhiêu số phận

(Trăng trối)

Hãy nghe tự miền Nam tiếng rú

Hãy nghe tiếng những người đang sống

(Miền Nam)

Vì độc lập tự do, núi sông hùng vĩ Vì thiêng liêng giá trị con người

(Chào xuân 68)

Trong ví dụ thứ nhất và thứ ba, ở kết ngôn lặp thiếu trạng ngữ đồng loại có ở chủ

ngôn (không hối hận, tự do, núi sông hùng vĩ). Trong ví dụ thứ hai, ở kết ngôn không có

sự lặp lại trạng ngữ chỉ vị trí có ở chủ ngôn (tự miền Nam).

2.2.2.3. Lặp dòng thơ: lặp thừa

Đây là kiểu lặp mà ngoài việc lặp lại ở kết ngôn tất cả các thành phần ở chủ ngôn, còn có sự xuất hiện ở kết ngôn một thành phần nào đó không có ở chủ ngôn.

Xét theo đặc điểm chức năng của thành phần “thừa ra” ở kết ngôn, có thể phân biệt các dạng lặp thừa sau:

Ví dụ:

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thông liền với thị thành đứng lên

(Ba mươi năm đời ta có Đảng) Ở ví dụ này, “đứng lên” là vị ngữ “thừa ra”.

b) Lặp thừa chủ ngữ. Ví dụ:

Bầm yêu con yêu luôn đồng chí Bầm quý con, bầm quý anh em

(Bầm ơi)

Cha làm súng và đi liênlạc

Mẹ cùng anh nướng bánh đưa đường

(Lều cỏ Lê Nin)

Ở các ví dụ này, chủ ngữ (bầm, anh) ở kết ngôn không có sự tương ứng với chủ ngữ

(đồng loại) nào ở chủ ngôn và các chủ ngữ đó là kết quả của lặp thừa. c) Lặp thừa bổ ngữ.

Ví dụ:

Ai vô Phan Rang, Phan Thiết

Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc

(Ta đi tới)

Chủ ngôn ở ví dụ trên đây có hai bổ ngữ đồng loại (có quan hệ đẳng lập) nhưng

kết ngôn lại có ba bổ ngữ đồng loại và là bổ ngữ thứ ba (Đắc Lắc) có thể coi là kết quả

của sự lặp thừa.

d) Lặp thừa trạng ngữ. Ví dụ:

Tôi đã khô như cây sậy bên đường

Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót

(Một nhành xuân)

Núi rừng có điện thay sao

Nông thôn có máy làm trâu thay người

Ở ví dụ thứ nhất trên đây, trạng ngữ chỉ tính chất (lặng im) ở kết ngôn là kết quả của sự lặp thừa (vì ở chủ ngôn chỉ có một trạng ngữ chỉ sự so sánh). Ở ví dụ thứ hai,

trạng ngữ chỉ mục đích (làm trâu) ở kết ngôn cũng là kết quả của sự “lặp thừa”.

d) Lặp thừa định ngữ. Ví dụ:

Sáo kêu vi vút trên không

Sáo kêu dìu dặt bên lòng Hồng quân

(Tiếng sáo Ly Quê)

Đảng ta muôn vạn công nông

Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Lòng ta chung một thủ đô

Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam

(Ta đi tới)

Trong các ví dụ trên đây, các thành phần “thừa ra” ở kết ngôn là định ngữ (Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phép lặp ngữ pháp trong thơ tố hữu (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)