Lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu góp phần làm phong phú hiện thực được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phép lặp ngữ pháp trong thơ tố hữu (Trang 100 - 102)

8. Bố cục luận văn

3.2.2. Lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu góp phần làm phong phú hiện thực được

phản ánh

Lặp ngữ pháp trong nhiều trường hợp thường có sự sóng đôi hoặc có quan hệ bình đẳng với nhau. Đặc điểm hình thức này của lặp ngữ pháp phù hợp với sự thể hiện đa dạng, phong phú các nội dung hay các mảng hiện thực gần gũi. Nói cách khác, với đặc điểm tổ chức của mình, lặp ngữ pháp tạo cơ sở cho việc phản ánh phong phú, sâu sắc hiện thực.

Các cấu trúc lặp (có sự tương đồng về cú pháp và thường tương đăng về quan hệ , kết hợp với lặp từ vựng) trong nhiều trường hợp cho phép biểu thị cùng một nội dung qua các dạng cụ thể khác nhau.

Chẳng hạn:

- Biểu thị các hình thức phong phú của hoạt động bình dân học vụ: học trên đồng ruộng, trên biển, trong rừng.

Trường tôi vui giữa luống cày

Trường tôi vui giữa biển khơi

Trường tôi vui giữa rừng sâu.

Ba dòng thơ có quan hệ lặp ngữ pháp (kết hợp lặp từ vựng) với cấu trúc lặp đủ trên đây phản ánh cùng một hiện thực (hoạt động bình dân học vụ) nhưng với những hình thức và không gian cụ thể (thể hiện ở sự khác nhau ở thành phần từ ngữ chỉ vị trí – trạng ngữ).

- Biểu thị các biểu hiện, cung bậc khác nhau của nỗi nhớ. Cấu trúc “nhớ” + bổ

ngữ (trong bài “Việt Bắc”) được lặp lại nhiều lần phản ánh những kỉ niệm, những hiện thực đa dạng của tình cảm nhớ nhung của người về xuôi và người ở lại.

Nhớ gì như nhớ người yêu Nhớ từng bản khói cùng sương Nhớ từng rừng nứa bờ tre Nhớ sao lớp học i tờ

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

(Việt Bắc)

- Biểu thị đồng thời các sự kiện khác nhau về sự thần kì, về “cái mới” ở trong nước và trên thế giới trong công cuộc chinh phục thiên nhiên:

Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe núi chuyển thành con sông dài Đã nghe gió ngày mai thổi lại

Đã nghe hồn thời đại bay cao

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

- Biểu thị đồng thời các mối quan hệ tình cảm khác nhau giữa người chiến sĩ du kích (trong bài “Bài ca người du kích”)

+ Đối với người mẹ già:

+ Đối với người vợ trẻ:

Vợ anh vò võ một bề canh suông

+ Đối với đứa con thơ:

Con anh nó khóc đỏ hoe cả tròng

+ Đối với ngôi nhà thân yêu:

Nhà anh giặc đốt đã loe lửa hồng

Các dòng thơ trên đây đều có quan hệ lặp cú pháp và về nội dung đều phản ánh các mối quan hệ tình cảm mà hiện thực có ở người du kích.

- Biểu thị những hiện thực khác nhau của phẩm chất cao đẹp của nhân dân miền Nam. Đó là:

+ Đau khổ nhưng một lòng thủy chung, son sắc với cách mạng:

Như miền Nam, đắng cay, chung thủy

+ Kiên cường dũng cảm trong chiến đấu

Như miền Nam gan góc, dạn dày!

Trên đây chỉ là một số ví dụ về giá trị phản ánh hiện thực của lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phép lặp ngữ pháp trong thơ tố hữu (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)