Lặp bộ phận của khổ thơ (lặp nửa khổ thơ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phép lặp ngữ pháp trong thơ tố hữu (Trang 79 - 82)

8. Bố cục luận văn

2.3.1. Lặp bộ phận của khổ thơ (lặp nửa khổ thơ)

Trong thơ Tố Hữu, có thể gặp khá phổ biến hiện tượng khổ thơ có cấu tạo gồm 4 dòng trong đó chia thành hai nửa mà mỗi nửa gồm hai dòng có cấu trúc tương ứng và có sự lặp ngữ pháp với nhau, tạo nên sự hài hòa của khổ thơ. Ở đây, có thể phân biệt những dạng lặp bộ phận khổ thơ với các kiểu khổ thơ (xét theo số tiếng) sau.

Ví dụ:

Biết bao nhiêu quả phụ Nhăn trán nhìn Va Gông Biết bao nàng ủ rũ

Run rẩy đứng trông chồng

( Đông Kinh nhuộm máu)

Ngày xưa là hy vọng Của bao mẹ hiền từ Ngày xưa là tiên động Của nỗi lòng ưu tư

( Tình thương với chiến tranh)

Ở những ví dụ trên đây, dòng thứ nhất có quan hệ lặp ngữ pháp với dòng thứ ba, còn dòng thứ hai quan hệ lặp ngữ pháp với dòng thứ tư.

b) Lặp bộ phận khổ thơ với loại khổ thơ 7 tiếng (thất ngôn) Ví dụ:

Chí ta như núi Thiên Thai ấy Đỏ rực chiều hôm dậy cánh đồng Lòng ta như nước Hương Giang ấy Xanh biếc lòng sông những bóng thông

( Quê mẹ )

Thương sao sáng lên đường ra trận Người đến thăm ta, vượt lũ nguồn Nhớ sao giữa chiến trường lửa đạn Người đứng trông ta đánh diệt đồn

( Theo chân Bác )

Hiện tượng lặp một phần (2 dòng) của khổ thơ loại 7 chữ khá phổ biến. Đặc biệt, ở bài thơ như bài “Miền Nam”, có khá nhiều khổ thơ có hiện tượng này và điều đó không chỉ tạo nên sự hài hoà về hình thức mà còn tạo nên sự gắn kết về ý tứ trong khổ thơ cũng như cả bài thơ.

Ví dụ:

Vì sao hỡi miền Nam yêu dấu? Người không hề tiếc máu hy sinh Vì sao hỡi miền Nam chiến đấu?

Người hiên ngang không chịu cúi mình.

( Miền Nam)

Hãy nghe tiếng những người đang sống Như biển động ầm ầm tiếng sóng

Và hãy nghe cả tiếng người xưa Như gió khơi reo vọng rừng dừa

( Miền Nam)

Ở những ví dụ trên đây đều có hiện tượng lặp “kép”, túc là lặp hai dòng thơ trong mỗi khổ theo quy tắc các dòng lẻ (1 – 3) và chẵn (2 – 4). Có sự lặp cấu trúc cú pháp với nhau theo từng cặp (mặc dù trong một số trường hợp, đó có thể là lặp khác).

c) Lặp bộ phận khổ thơ với khổ thơ lục bát Ví dụ:

Trường tôi vui với biển khơi Chữ reo mặt sóng, chữ ngời ghe câu

Trường tôi vui giữa rừng sâu Chữ theo đuốc lửa đêm thâu tiếng người

( Trường tôi )

Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền

( Việt Bắc)

Anh về cối lại vang rừng

Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân Anh về sáo lại ái ân

Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca

( Lên Tây Bắc)

Nó như con cọp mắt mù đó thôi Thằng Ngụy vừa dại vừa tồi Nó như con rắn theo đuôi ăn tàn

( Chuyện em )

Trong những ví dụ dẫn trên đây, có thể nhận thấy hiện tượng lặp ngữ pháp cấu trúc giữa các dòng lục (6 tiếng) với nhau và giữa các dòng bát (8 tiếng) với nhau. Tuy nhiên, nếu giữa các dòng lục có sự lặp đủ và có nhiều tính đối xứng thì giữa các dòng bát chỉ có sự lặp cân và có nhiều tính chất của lặp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phép lặp ngữ pháp trong thơ tố hữu (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)