8. Bố cục luận văn
2.2.4. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo số lần lặp (số kết ngôn): lặp một lần (lặp
lặp nhiều lần (lặp phức)
2.2.4.1. Lặp một lần
Theo kết quả khảo sát, trong tổng số 574 trường hợp lặp dòng thơ, có 487 trường hợp lặp một lần (chiếm 84,8%). Ở dạng này, kết ngôn chỉ có một dòng thơ.
Ví dụ:
Mưa có rơi dầm dề Ngày có dài lê thê
(Đợi anh về)
Nào anh bên trai Nào em bên nữ
(Phá đường)
Tôi ở Vĩnh Yên lên Anh trên Sơn Cốt xuống
(Cá nước)
Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn Có gì đâu ta ôm mối căm hờn
(Hãy đứng dậy)
Chúng bay chui xuống đất Chúng bay chạy đằng trời
2.4.1.2. Lặp nhiều lần
Ở dạng lặp này, kết ngôn gồm từ hai dòng thơ trở lên. Dạng này tuy không phổ biến bằng dạng lặp một lần nhưng cũng không hiếm lắm Theo số lần lặp (hay số kết ngôn), có thể phân biệt các dạng cụ thể sau:
a) Lặp 2 lần (2 kết ngôn) Ví dụ:
Lòng ta chung một cụ Hồ Lòng ta chung một Thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam
( Ta đi tới )
Những bàn chân từ than bụi bùn lầy
(Đã bước dưới mặt trời cách mạng)
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
( Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu)
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
(Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp)
( Ta đi tới )
Chết nằm xuống còn hôn cờ Đảng Chết còn trao sung đạn quên đau Chết còn trút áo cho nhau
( Ba mươi năm đời ta có Đảng) b) Lặp 3 lần (3 kết ngôn)
Ví dụ:
Chị em ta, bay căng thịt lõa lồ Con em ta, bay quẳng chân vào lửa Lúa ngôn ta, bay cướp về cho ngựa Xóm làng ta, bay đốt cháy tan hoang
( Bắn ) c) Lặp 4 lần (4 kết ngôn)
Ví dụ:
Voi là voi ơi (Voi yêu voi quý) …
Voi là voi ơi ( Voi ta đầu thép) …
Voi là voi ơi ( Voi con voi mẹ) …
Voi là voi ơi ( Voi đi đánh nhé) …
Voi là voi ơi
( Đường đi dằng dặc)
( Voi )
Ở bài “ Thù này muôn kiếp không tan” dòng thơ “ Đồng bào ơi, anh chị em
ơi!” cũng được lặp lại 4 lần (ở các khổ 5,7,9,10).
d) Lặp từ 5 lần trở lên (5 kết ngôn trở lên)
Dạng lặp này không phổ biến . Theo khảo sát của chúng tôi, dạng này được gặp
chủ yếu trong hai bài thơ là “Ta đi tới” và “Việt Bắc”.
Ví dụ:
Ở bài “Ta đi tới”, cấu trúc có dạng CN-VN-BN ( chủ ngữ là “Ai”, vị ngữ là các
động từ chuyển động có hướng như: qua, xuôi, về, xuống, vào, lên…; và bổ ngữ là
danh từ chỉ điểm đến). Ví dụ: Ai qua Phú Thọ Ai xuôi Trung Hà Ai về Hưng Hóa Ai xuống Khu Ba Ai vào Khu Bốn … Ai đi Nam Bộ… Ai vô thành phố… …
Ai đi Nam- Ngãi, Bình- Phú, Khánh Hòa Ai vô Phan Rang, Phan Thiết
Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc …
Ở bài “Việt Bắc”, cấu trúc có dạng CV – CV( Mình về mình có nhớ ta…Mình về mình có nhớ không…) cũng được lặp lại nhiều lần (với sự thay đổi bộ phận ở một vài thành tố, chẳng hạn, lược chủ ngữ hay bổ ngữ ở một vế).
Ví dụ: Mình về mình có nhớ ta? … Mình về mình có nhớ không? … Mình đi có nhớ những ngày? … Mình về có nhớ chiến khu? … Mình đi có nhớ những nhà? … Mình về còn nhớ núi non? … Mình đi mình có nhớ mình? … Mình đi mình lại nhớ mình … ( Việt Bắc)
Ngoài ra, ở bài “Việt Bắc”, cấu trúc gồm động từ “Nhớ” + bổ ngữ (với các dạng
có biến đổi) cũng rất phổ biến ( cụ thể lặp lại đến gần 10 lần) Ví dụ:
Nhớ từng bản khói cùng sương …
Nhớ từng rừng nứa, bờ tre …
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng …
Nhớ sao lớp học i tờ …
Nhớ sao ngày tháng cơ quan …
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều …
…
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang …
Nhớ cô em gái hái măngmột mình … Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng … Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà … ( Việt Bắc)