8. Bố cục luận văn
3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên sự hài hòa, cân đối về vần, nhịp, tiết tấu
khổ thơ, bài thơ
Như đã biết, lặp ngữ pháp trong thơ thường được kết hợp với lặp từ vựng (từ ngữ) và lặp ngữ âm (số tiếng, vần, thanh). Sự kết hợp đó tạo cho lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu có được giá trị quan trọng về hình thức: tạo nên sự hòa hợp về âm thanh (vần, nhịp, tiết tấu…) giữa các dòng thơ và các khổ thơ trong bài và tạo âm hưởng chung cho cả bài thơ. Người ta thường nói trong thơ có nhạc (thi trung hữu nhạc) và tính nhạc trong thơ một phần được tạo nên nhờ lặp ngữ pháp (kết hợp với lặp từ ngữ và lặp ngữ âm). Ấn tượng về sự hài hòa âm thanh được tạo nên ở hầu hết các cấu trúc lặp ngữ pháp nhưng có thể thấy trong đó, những trường hợp lặp cân (chủ ngôn và kết ngôn có cùng số tiếng), đặc biệt, lặp đối xứng (chủ ngôn và kết ngôn có quan hệ theo kiểu đối ngẫu, tức là có số tiếng bằng nhau, tương ứng với nhau vê từ loại, về thanh, về ý…) là những trường hợp tạo ấn tượng rõ nhất về sự hòa hợp hình thức giữa các
dòng thơ hay khổ thơ. Chẳng hạn, đọc những dòng thơ có quan hệ ngữ pháp thuộc dạng đồng thời có quan hệ đối ngẫu (tương đối tiêu biểu) như dưới đây, ta dễ dàng cảm nhận được tính cân đối hài hòa về hình thức giữa các dòng thơ.
Con chim non không tổ Trẻ mồ côi không nhà
( Hai đứa trẻ)
Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
( Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Gươm nào chém được dòng Bến Hải Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn
( Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng lặp cú pháp (thuộc lặp cân) của nửa khổ thơ (lặp 2 dòng thơ trong khổ theo đó, dòng thứ nhất lặp bắc cầu với dòng thứ ba, dòng thứ hai lặp bắc cầu với dòng thứ tư) tạo ấn tượng rõ rệt về sự hài hòa ngữ âm của khổ thơ.
Chí ta như núi thiên thai ấy Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng Lòng ta như nước Hương Giang ấy Xanh ngắt lòng sông mát bóng thông.
(Quê mẹ)
Vì sao hỡi miền Nam yêu dấu Người không hề tiếc máu hy sinh? Vì sao hỡi miền Nam chiến đấu
Người hiên ngang không chịu cúi mình?
(Miền Nam)