8. Bố cục luận văn
3.2.1. Lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu có tác dụng nhấn mạnh góp phần khắc sâu
nội dung tư tưởng, tình cảm cần biểu thị
Về mặt nội dung, lặp nói chung và lặp ngữ pháp nói riêng, ngoài tác dụng liên kết văn bản còn có một tác dụng nghệ thuật hết sức quan trọng là nhấn mạnh, khắc sâu tư tưởng, tình cảm cần diễn đạt trong bài thơ.
Hình thức lặp nói chung (tức là nhắc lại) thường có tác dụng gây sự chú ý. Đặc biệt, sự lặp lại nguyên văn và lặp lại nhiều lần sẽ gây được sự chú ý nhiều hơn và tạo ra hiệu quả diễn đạt cao hơn. Khảo sát lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu, ta thấy không phải ngẫu nhiên mà tác giả sử dụng tương đối nhiều dạng lặp nguyên văn (hoặc gần nguyên văn) và dạng lặp nhiều lần ở cả kiểu lặp với đơn vị là dòng thơ và khổ thơ.
Dưới đây xin phân tích một số trường hợp lặp tương đối tiêu biểu với tác dụng nhấn mạnh vào nội dung được biểu đạt.
a) Lặp nhiều lần cấu trúc của dòng thơ với tác dụng nhấn mạnh
Trong thơ Tố Hữu, lặp nhiều lần (từ 2 lần trở lên) cấu trúc của dòng thơ thường có sự kết hợp với lặp từ vựng (lặp từ ngữ) và điều này hầu như luôn được tác giả dùng với dụng ý nghệ thuật mà chủ yếu là nhấn mạnh vào ý nào đó.
Trong bài thơ “Từ ấy” việc lặp lại nhiều lần cấu trúc của dòng thơ (với vị ngữ có
dạng “ là” + danh từ + bổ ngữ , kết hợp với lặp từ vựng có tác dụng nhấn mạnh vào ý:
Sự gắn bó tự nguyện, sâu sắc của nhà thơ với nhân dân, với quần chúng lao khổ. Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ
( Từ ấy)
Trong bài “Con cá chột nưa”, để nhấn mạnh ý: trong đấu tranh, người chiến sĩ
công sản cần giữ vững tinh thần, đạo đức cách mạng: trung thực, trong sáng, thủy chung, tác giả đã dùng liên tiếp các dòng thơ có cùng cấu trúc cú pháp và một số từ ngữ.
(Phải trải lòng chân thật)
Không một nét quanh co Không một bóng lờ mờ Không một nhăn ám muội
(Con cá chột nưa)
Trong bài “Bắn”, việc lặp lại cấu trúc dòng thơ với hạt nhân là động từ tác động
(căng, quẳng, cướp, đốt) chi phối chủ ngữ “bay” và bổ ngữ (chị em ta, con em ta, lúa ngô ta, xóm làng ta) có tác dụng nhấn mạnh ý: tố cáo, vạch trần tội ác của giặc Pháp: giết người man rợ, cướp của, đốt phá hủy diệt môi trường sống của con người.
Chị em ta bay căng thịt lõa lồ Con em ta bay quẳng chân vào lửa Lúa ngô ta bay cướp về cho ngựa Xóm làng ta bay đốt cháy tan hoang.
(Bắn)
Trong bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, việc lặp lại nhiều lần cấu trúc của dòng
thơ có dạng hạt nhân là động từ thụ cảm “nghe” + bổ ngữ (chỉ sự tình hay sự kiện) được
dùng với mực đích, tác dụng nhấn mạnh vào ý: Sự thần kì hay những thành tựu vĩ đại
của con người trong công cuộc xay dựng hòa bình ở Việt Nam và trên thế giới. Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe gió ngày mai thổi lại Đã nghe hồn thời đại bay cao
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Trong bài “Mùa thu mới”, việc lặp lại nhiều lần cấu trúc của dòng thơ có dạng
động từ “yêu” + bổ ngữ (kết hợp với lặp từ vựng) có tác dụng nhấn mạnh ý: Tình yêu
và niểm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và con người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới trên miền Bắc.
Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát …
Yêu biết mấy, những con đường ca hát …
Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng …
Yêu biết mấy, những con người đi tới
(Mùa thu mới)
Trong bài “Có thể nào yên?”, việc lặp lại nhiều lần cấu trúc của dòng thơ với
bộ phận có dạng là “có thể nào” + vị từ có tác dụng nhấn mạnh vào ý: Nỗi niềm day
dứt, đau đớn khôn nguôi của tác giả trước sự tàn bạo của kẻ thù và những hy sinh, mất mát của đồng bào, đồng chí miền Nam.
Có thể nào yên? Miền Nam ơi, máu chảy …
Có thể nào nguôi? Từng viên đạn Mỹ …
Có thể nào khuây ? Cỏ cây vẫn nhắc …
Có thể nào quên? Hỡi miền sâu thẳm
(Có thể nào yên?)
Trong bài “Chào xuân 67”, cấu trúc cú pháp của dòng thơ có dạng “động từ
(chào) + bổ ngữ” được lặp lại nhiều lần (kết hợp với lặp một số từ ngữ) có tác dụng
hậu phương lớn miền Bắc (gồm các lực lượng vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu với nhiều thành phần khác nhau.
Chào cô dân quân vai súng vai cày …
Chào các cụ bạch đầu quân trồng cây chống Mỹ Chào các mẹ già run tay vá may cho chiến sĩ Chào các em, những đồng chí của tương lai
(Chào xuân 67)
Trong “Bài ca xuân 68”, việc lặp lại nhiều lần cấu trúc cú pháp (kết hợp với lặp
từ pháp-lặp hư từ “vì”) của dòng thơ có tác dụng nhấn mạnh vào ý: Lí tưởng và mục
đích cao đẹp (độc lập, tự do, phẩm giá con người, tương lai, hạnh phúc của nhân dân, dân tộc) là động lực thôi thúc chúng ta chiến đấu và chiến thắng.
Vì Độc lập, Tự do, núi sông hùng vĩ Vì thiêng liêng giá trị Con Người Vì muôn đời hoa lá xanh tươi
Ta quyết thắng. Giành mùa xuân đẹp nhất.
(Bài ca xuân 68)
Nói đến biện pháp lặp ngữ pháp (với đơn vị là dòng thơ) với mục đích, tác dụng
nhấn mạnh, không thể không nói đến hiện tương lặp trong hai bài “ Việt Bắc”, “Ta đi tới”.
Ở bài “Việt Bắc”, như đã đề cập, việc lặp lại cấu trúc của dòng thơ với các
khuôn hình cúpháp là: CV-CV (Mình về mình có nhớ ta…, Mình về mình có nhớ
không…, Ta về ta nhớ…, ta đi ta nhớ…) và động từ “nhớ” +bổ ngữ (Nhớ gì…,
Nhớ từng…, Nhớ sao…, Nhớ người mẹ…, Nhớ cô em gái…) kết hợp với lặp từ
vựng (mình, ta, nhớ) không chỉ có tác dụng tạo nên tính thống nhất, độ tập trung của
chủ đề (chia tay, tình cảm giữa người cán bộ cách mạng và đồng baog Việt Bắc) mà
còn có tác dụng nhấn mạnh ý: Tình cảm sâu sắc mặn nồng thủy chung son sắt giữa
người cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc.
Ở bài “Ta đi tới”, việc lặp lại nhiều lần cấu trúc của dòng thơ có khuôn hình cú
về, xuống, vào, vô…) – bổ ngữ (là danh từ chỉ điểm đến) là hình thức độc đáo tạo nên một trong những cấu trúc chủ đạo của bài tho và điều này không chỉ có tác dụng làm nên tính thống nhất, độ tập trung của chủ đề, liên kết , mạch lạc của bào thơ mà còn
có tác dụng nhấn mạnh vào ý: Sự tự do của con người chiến thắng (với những bước
chân ngược xuôi, ngang dọc) trên quê hương, đất nước được giải phóng.
b) Lặp cấu trúc khổ thơ với tác dụng nhấn mạnh
Có thể nói, cũng như việc lặp dòng thơ, việc lặp cấu trúc của khổ thơ không chỉ có tác dụng liên kết mà còn có tác dụng nhấn mạnh vào ý cần truyền đạt. Không có điều kiện phân tích thật tỉ mỉ các tác dụng nhấn mạnh của việc lặp lại cấu trúc của khổ thơ , dưới đây, chúng tôi chỉ xin đề cạp đến mottj số trường hợp tiêu biểu về việc lặp cấu trúc khổ thơ với tác dụng nhấn mạnh.
- Lặp nguyên văn (lặp hoàn toàn) khổ thơ có tác dụng nhấn mạnh
Lặp hoàn toàn khổ thơ (vừa lặp cấu trúc, vừa lặp toàn bộ từ ngữ) là nét khá độc đáo của thơ Tố Hữu. Chọn hình thức lặp này, tác giả rõ ràng có chủ ý nghệ thuật mà dễ thấy là dụng ý nhấn mạnh (vì việc lặp nguyên văn không mang lại nội dung mới nên việc dùng hình thức này chủ yếu nhằm mục đích tu từ).
Trong bài “Con cá chột nưa” khổ thơ thể hiện lời dụ dỗ của “cái bụng” được lặp
lại hoàn toàn và điều này có tác dụng nhấn mạnh vào ý: sức cám dỗ của “cái bụng”
(chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng ham sống, sợ chết, phần bản năng) là rất mạnh, rất dai dẳng và trong cuộc đấu tranh tư tưởng thì đây là “kẻ thù” không thể coi thường.
Ăn đi vài con cá Dăm bảy cái chột nưa Có ai biết, ai ngờ Thế vẫn tròn danh dự
(Con cá chột nưa)
Trong bài “Đông Kinh nhuộm máu”, khổ thơ đầu:
Nhật Hoàng! Nhật Hoàng! Trên ngai vàng chễm chệ Uất hận của Phù Tang Đẫ vang cùng sống bể
được lặp lại hoàn toàn ở cuối bài thơ có tác dụng nhấn mạnh vào ý: Sự căm thù của nhân loại đối với tội ác tày trời của phát xít Nhật trong việc gây ra vụ thảm sát đẫm máu ở Đông Kinh (Trung Quốc).
Trong bài “Tâm tư trong tù”, khổ thơ:
Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu
(Tâm tư trong tù)
được lặp lại nguyên văn ở khổ thơ sau đó, có tác dụng nhấn mạnh vào ý: Nỗi cô đơn
của người tù cộng sản trẻ tuổi và niềm khát khao cuộc sống tự do, khát khao giao cảm với đời, được hòa mình vào cuộc sống sôi động của cộng đồng . Cần thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã chọn khổ thơ này để lặp lại. Rõ ràng lí do được chọn là khổ thơ này thể hiện tập trung, rõ ràng nhất “tâm tư” của người chiến sĩ trẻ khi bị giam cầm trong nhà lao của thực dân Pháp. Tức là thể hiệ rõ nhất chủ đề tư tưởng của bài thơ.
Trong bài “Nhớ đồng”, khổ thơ gồm hai dòng:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
(Nhớ đồng)
cũng được lặp lại nguyên văn và điều này có tác dụng nhấn mạnh vào ý: Nỗi nhớ sâu
thẳm, da diết của tác giả đối với những điều thân thuộc, gần gũi, gắn bó máu thịt với mình.
- Lặp nhiều lần cấu trúc của khổ thơ với tác dụng nhấn mạnh
Trong thơ Tố Hữu, có thể gặp khá phổ biến hiện tượng lặp trên một lần cấu trúc của khổ thơ. Trong những trường hợp như vậy thường có sự kết hợp nhiều kiểu dạng: lặp cú pháp kết hợp với lặp từ vựng, lặp khổ thơ kết hợp với lặp dòng thơ, lặp hoàn toàn (nguyên văn) kết hợp với lặp có biến đổi thành phần từ ngữ. Sự kết hợp như vậy tạo cho việc lặp nhiều lần khổ thơ có nhiều tác dụng khác nhau và cũng làm tăng giá
trị, tác dụng nhấn mạnh của phép lặp.
Trong bài “Vinh quang Tổ quốc chúng ta”, để nhấn mạnh, khẳng định: sức mạnh,
thế chiến thắng của cách mạng, Tố Hữu đã sử dụng việc lặp nhiều lần (sau khổ 10,14,16 ) cấu trúc của khổ thơ hai dòng (và hai dòng này được lặp lại nguyên văn):
Sức ta là sức thanh niên
Thế ta là thế đứng trên đầu thù.
(Vinh quang tổ quốc chúng ta)
Trong bài “Chị là người mẹ”, khổ thơ:
Nửa đêm chúng vào buồng bắt chị Lôi chị đi, súng gí vào tai
Thịt rơi, máu chảy đêm dài
Ai nghe tiếng chị kêu hoài: “Con ơi!”
(Chị là người mẹ)
Được lặp lại nhiều lần (ở các khổ thơ 2,4,6) chỉ với sự thay đổi hai từ ở cuối mỗi
khổ thơ (“Con ơi!”, “Em ơi!”, “Anh ơi!”) có tác dụng nhấn mạnh vào ý: Tố cáo hành
động tội ác dã man của kẻ thù đối với người phụ nữ - “cô giáo hiền tươi”, người mẹ của ba đứa con thơ dại.
Trong bài “Thù đời muôn kiếp không tan” việc lặp lại nhiều lần khổ thơ hai
dòng (là lời kêu gọi thống thiết của những người tù vô tội bị đầu độc) có tác dụng tố cáo mạnh mẽ hành động tội ác man rợ của kẻ thù trước công luận và có tác động sâu sắc đến lương tri của những người đang sống trên thế gian.
Đồng bào ơi! Anh chị em ơi! Chúng tôi không thể sống lại rồi …
Đồng bào ơi! Anh chị em ơi! Chúng tôi không thể thét nữa rồi …
Đồng bào ơi! Anh chị em ơi! Chúng tôi không còn sống trên đời
Trong bài “Bài ca người du kích”, việc lặp lại bốn lần cấu trúc của khổ thơ (kết hợp với lặp nguyên văn dòng thơ, lặp từ vựng) tạo ấn tượng manh mẽ, sâu sắc không chỉ về cấu tứ độc đáo của bài thơ mà đặc biệt về lòng yêu Tổ quốc, ý chí chiến đấu, trách nhiệm công dân của người chiến sĩ du kích (mặc dù anh có tình cảm sâu nặng đối với gia đình (mẹ, vợ, con, ngôi nhà) và cũng là người tha thiết yêu sự sống).
Ở đầu mỗi khổ thơ trong bài thơ này là dòng thơ thể hiện tiếng gọi nhói vào tim anh – tiếng gọi của tình cảm tự nhiên, của trách nhiệm đối với người thân:
Anh ơi mau trở về quê
…
Và ở cuối mỗi khổ thơ là sự lặp lại có chút biến đổi dòng thơ:
Ở đây chiến đấu tôi (con, anh, cha) không thể về.