8. Bố cục luận văn
3.1 Chức năng liên kết văn bản
Liên kết văn bản bao gồm liên kết hình thức và liên kết nội dung. Liên kết hình thức được thể hiện ra bằng các phép liên kết trong đó có phép lặp ngữ pháp. Liên kết nội dung bao gồm liên kết chủ đề và liên kết logic. Về nguyên tắc, liên kết hình thức luôn có mối quan hệ chặt chẽ với liên kết nội dung và là phương tiện được dùng để thể hiện liên kết nội dung. Do đó, có thể khẳng định lặp ngữ pháp (trong thơ, thường được kết hợp với lặp từ vựng và lặp ngữ âm) cũng có chức năng liên kết nội dung (đặc biệt là liên kết chủ đề) .
Liên kết là một dạng quan hệ giữa các đơn vị của văn bản , trong đó có quan hệ hình thức. Giữa các dòng, khổ trong bài thơ có thể thấy cơ sở của mối quan hệ này là sự giống nhau hay gần gũi về cấu trúc giữa chủ ngôn và kết ngôn. Chính sự tương đồng về cấu trúc (nhất là ở lặp đủ) giữa chủ ngôn và kết ngôn (là dòng thơ, khổ thơ) đã tạo nên mối quan hệ mang tính liên tưởng giữa chúng. Nói cách khác, chủ ngôn và kết ngôn với tư cách là các yếu tố có quan hệ lặp ngữ pháp luôn tạo thành cặp (ở lặp một lần), thành dãy (ở lặp nhiều lần) hay liên tưởng (dựa trên cơ sở là sự đồng loại về cấu trúc giữa chúng).
Chẳng hạn, cặp liên tưởng gần chủ ngôn và kết ngôn:
Vai ta vai sắt Chân ta chân đồng
(Voi)
Dân có ruộng dập dìu hợp tác Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
( Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Tiền tuyến ra sức tiến công Hậu phương dốc lòng chi viện
Dãy liên tưởng gần chủ ngôn và nhiều kết ngôn:
Chết nằm xuống còn hôn cờ Đảng Chết còn trao súng đạn quên đau Chết còn trút áo cho nhau
( Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Chị em ta bay căng thịt lõa lồ Con em ta bay quảng chân vào lửa Lúa ngô ta bay cướp về cho ngựa Xóm làng ta bay đốt cháy tan hoang
( Bắn)
Có thể nói trong những trường hợp được dẫn trên đây, nhờ tính đồng loại (hoặc gần gũi, tương đồng) về cấu trúc cú pháp mà giữa chủ ngôn và các kết ngôn có sự gắn kết rất tự nhiên về hình thức. Chính điều này giải thích vì sao có lần Tố Hữu tâm sự: trong nhiều trường hợp, các câu thơ của ông cứ tự gọi nhau mà tuôn trào, mà xuất hiện, một cách tự nhiên.
Về mặt liên kết nội dung, lặp ngữ pháp có tác dụng liên kết chủ đề. Có thể thấy rất rõ ở dạng lặp liền các dòng thơ (với sự kết hợp lặp ngữ pháp và lặp từ ngữ).
Ví dụ:
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng
( Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Lòng ta không giới tuyến Lòng ta chung một cụ Hồ Lòng ta chung một Thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt nam
( Ta đi tới)
Ở ví dụ thứ nhất, cùng với lặp cấu trúc là lặp từ ngữ “Đảng ta” và điều này tạo
sự gắn kết về chủ đề giữa chủ ngôn và kết ngôn. Ở ví dụ thứ hai, lặp cấu trúc kết hợp
với lặp từ vựng “lòng ta” tạo nên sự gắn kết chặt chẽ , liền mạch giữa các dòng thơ.
Nói về tác dụng liên kết chủ đề của lặp ngữ pháp, cần phải thấy rằng một số bài thơ có hiện tượng lặp ngữ pháp (kết hợp với lặp từ vựng) với mật độ cao đã góp phần
tạo nên sự “tập trung chủ đề” rất mạnh và điều đó giúp cho việc tạo nên tính thống nhất chủ đề cao và khắc sâu tư tưởng của tác phẩm. Có khoảng 50/285 bài thơ xuất
hiện 5 lần lặp ngữ pháp trở lên. Đặc biệt, các bài “ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, “Theo
chân Bác” và “Ba mươi năm đời ta có Đảng” có tới 21 lần lặp ngữ pháp, “Vinh quang
Tổ quốc chúng ta” có 15 lần lặp ngữ pháp…
Chẳng hạn, ở bài “Việt Bắc” có tới 20 lần lặp ngữ pháp: cấu trúc có dạng CV - CV (Mình về mình có nhớ ta,… Ta về ta nhớ,…Ta đi ta nhớ…) và cấu trúc cú pháp
có dạng “nhớ”+ bổ ngữ (với sự lặp lại các từ quan trọng là “ta”, “mình”, “nhớ” ) đã
được lặp lại nhiều lần đã tạo nên sự thống nhất, xuyên suốt của chủ đề (cuộc chia ly và tình cảm giữa người cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc).
Như vậy lặp ngữ pháp góp phần tăng cường sự liên kết giữa các dòng thơ, khổ thơ trong bài.