8. Bố cục luận văn
2.2.3. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo tính cân đối giữa chủ ngôn và kết ngôn: lặp
cân và lặp lệch
Khi xem xét tính cân đối giữa chủ ngôn và kết ngôn, người ta đựa trước hết vào độ dài của chủ ngôn và kết ngôn xét theo số tiếng (âm tiết) [43,tr 95]. Theo tiêu chí này những trường hợp chủ ngôn và kết ngôn có cùng số lượng tiếng sẽ được xếp vào lặp cân, những trường hợp còn lại là lặp lệch. Đối với lặp cân, còn có thể chia tiếp thành lặp đối xứng và phi đối xứng. Lặp đối xứng là kiểu lặp phù hợp với biện pháp nghệ thuật đối ngẫu thường được dùng trong thơ văn (hai vế đối nhau về số tiếng, từ loại, về ý tứ). Lặp cân phi đối xứng là dạng lặp chỉ đơn thuần có sự giống nhau về số tiếng giữa chủ ngôn và kết ngôn.
2.2.3.1. Lặp cân
Đây là dạng lặp rất phổ biến. Ở dạng lặp này chủ ngôn và kết ngôn luôn có cùng số lượng tiếng. Tuy nhiên khác với lặp hoàn toàn hay lặp nguyên văn, ở dạng lặp này, các từ ngữ có thể là khác nhau . Sau đây là một số dạng lặp cân.
a) Trước hết xét theo số tiếng trong dòng thơ, có thể chia lặp cân thành: - Lặp cân với dòng thơ 2 tiếng
Ví dụ: Tiếng hát của các em Êm êm Thanh thanh (Đêm xanh ) Chị lao công Như sắt Như đồng
(Tiếng chổi tre ) - Lặp cân với dòng thơ 3 tiếng
Ví dụ:
Trời trong veo Nước trong veo
(Tiếng hát sông Hương) - Lặp cân với dòng thơ 4 tiếng
Ví dụ:
Nó tung bát đĩa Nó đập héc vài
(Bà mẹ Việt Bắc )
Ta đi lên đèo Ta leo lên dốc
(Voi ) - Lặp cân với dòng thơ 5 tiếng
Ví dụ:
Mỗi khu vườn, góc phố Mỗi ô ruộng, đường quê
- Lặp cân với dòng thơ 6 tiếng Ví dụ:
Lòng ta chung một cụ Hồ Lòng ta chung một thủ đô
(Ta đi tới ) - Lặp cân với dòng thơ 7 tiếng
Ví dụ:
Chết dưới chân bay vạn bẫy cài Chết xuống đầu bay từng hốc núi
(Quê mẹ ) - Lặp cân với dòng thơ 8 tiếng
Ví dụ:
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
(Người con gái Việt Nam)
b) Xét theo mức độ cân đối, lặp cân có thể được chia nhỏ thành lặp cân với sự đối xứng (lặp = đối hay đối ngẫu) và lặp cân với sự phi đối xứng (giữa hai vế không có sự đối xứng hay đối ngẫu). Dạng thứ nhất có thể gọi là lặp cân đối xứng hay đơn giản là lặp đối xứng; còn dạng thứ hai có thể gọi là lặp cân phi đối xứng hay đơn giản là
lặp phi đối xứng. - Lặp đối xứng
Ở dạng này, lặp cân gồm hai vế (là chủ ngôn và kết ngôn) có sự tương ứng hay đối xứng với nhau về số tiếng, về từ loại, về âm thanh và cả về ý; tức là đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về đối ngẫu. Dạng này không phổ biến lắm. Dưới đây là một vài ví dụ:
Cha trốn con ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Xe tăng, đại bác gầm rung đá Thần sấm, con ma xé nát trời
(Theo chân Bác )
Trống Xô Viết rung trời cách mạng Cờ búa liềm đỏ đất Hồng Lam
Tiền tuyến ra sức tiến công Hậu phương dốc lòng chi viện
(Bài ca xuân 71)
Chặt Buôn Mê Thuật, rụng cả Tây Nguyên Quét Huế -Thừa Thiên, đổ nhà Đà nẵng
(Toàn thắng về ta )
Như các ví dụ cho thấy, chủ ngôn và kết ngôn tạo thành các vế có sự cân chỉnh với nhau, đối xứng với nhau về từ loại, âm thanh và ý nghĩa.
- Lặp cân phi đối xứng Ví dụ:
Rạo rực muôn màu sắc Náo nức muôn bàn chân
(Trên miền Bắc mùa xuân)
Vui sao tiếng nước trên đồng cạn Vui sao tiếng hát trên đồng bừa
(Trên miền Bắc mùa xuân)
Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc Tay chém thù, tay sắc như gươm
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
- Giữa dạng lặp đối xứng và lặp cân phi đối xứng trên đây là dạng lặp có tính chất trung gian, tức là dạng lặp tuy có tính đối xứng nhưng không đầy đủ hay không triệt để. Ở dạng trung gian này, giữa chủ ngôn và kết ngôn có sự đối xứng ở hầu hết hay phần lớn các tiếng (các tiếng còn lại có thể trùng nhau hoặc không đối nhau).
Ví dụ:
Gươm nào chém được dòng Bến Hải Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn
(Ba mươi năm đời ta có Đảng )
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
(Bác ơi!)
Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát
Anh đánh như sét nổ trời rung Anh chuyển như lũ cồn bão cuốn
(Toàn thắng về ta)
Ở ví dụ thứ nhất, giữa hai vế có sự trùng nhau ở các tiếng nào, được (các tiếng
còn lại đối xứng). Ở các ví dụ còn lại, có sự trùng nhau một số tiếng hoặc tuy không có sự trùng nhau giữa các tiếng ở cá vị trí tương ứng nhưng có sự lặp từ vựng giữa chủ
ngôn và kết ngôn (lặp các từ anh, chị). Có thể coi những trường hợp trên đây là những
trường hợp đối xứng không điển hình.
2.2.3.2. Lặp lệch
Đây là dạng lặp dòng thơ cũng khá phổ biến. Ở dạng này, mặc dù cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của lặp ngữ pháp nhưng giữa chủ ngôn và kết ngôn không có sự giống nhau (cân nhau) về số tiếng.
Ở dạng này, xét theo độ chênh lệch về số tiếng, có thể phân biệt một vài dạng cụ thể sau:
a) Chênh lệch 1 tiếng Ví dụ:
Đã tan tác những bóng thù hắc ám (8 tiếng)
Đã sáng lại trời thu Tháng Tám (7 tiếng) ( Ta đi tới )
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên(6 tiếng)
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp(7 tiếng)
( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) b) Chênh lệch 2 tiếng
Ví dụ:
Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng (6 tiếng)
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông (8 tiếng) (Việt Bắc)
Ngày mai về lại thủ đô (6 tiếng)
Ngày mai sống lại từng mô đất này (8 tiếng) (Giữa thành phố trụi)
Đã nghe nước chảy lên non (6 tiếng)
Đã nghe núi chuyển thành con sông dài (8 tiếng) (Ba mươi năm đời ta có Đảng)
c) Chênh lệch 3 tiếng Ví dụ:
Chào cô dân quân vai súng tay cày (8 tiếng) …
Chào các mẹ già run tay vá may cho chiến sĩ (11 tiếng) (Chào xuân 67)
d) Chênh lệch 5 tiếng Ví dụ:
Tôi đã khô như cây sậy bên đường (8 tiếng)
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót (13 tiếng) (Một nhành xuân)