Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phép lặp ngữ pháp trong thơ tố hữu (Trang 89 - 91)

8. Bố cục luận văn

2.4. Tiểu kết chương 2

Trên đây, trên cơ sở kết quả thống kê và xác định, phân loại các kiểu lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu, luận văn đã tiến hành phân tích phân loại cụ thể và chỉ ra đặc điểm hình thức của các kiểu dạng lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu với hai kiểu chính là lặp dòng thơ và lặp khổ thơ, bộ phận khổ thơ. Đối với mỗi kiểu lặp này, luận văn có sự phân chia thành các kiểu nhỏ, các dạng cụ thể theo tiêu chí nhất định (dựa vào khối lượng, về cấu trúc, về sự có mặt, vắng mặt của các từ ngữ, về tính cân đối, số lần lặp, vị trí…).

Sự phân tích, miêu tả lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu xét theo mặt hình thức không chỉ cho thấy tính phổ biến của phương thức này mà còn cho thấy sự đa dạng, phong phú, phức tạp và các kiểu dạng lặp ngữ pháp trong văn bản thơ với văn bản văn xuôi. Mặt khác, kết quả khảo sát ở chương này cũng cho thấy những đặc điểm của việc sử dụng phép lặp vừa với tư cách là một phép liên kết văn bản, vừa có tính chất của một biện pháp tu từ.

Khảo sát lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu, chúng ta không thể không nói đến ấn tượng về những nét đặc sắc thể hiện rõ ở mật độ cao của các cấu trúc lặp ngữ pháp và ở sự phong phú của các kiểu, dạng lặp.

Mật độ cao hay tính phổ biến của lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu thể hiện ở chỗ, như kết quả thống kê cho thấy, trong thơ Tố Hữu có đến 666 trường hợp lặp ngữ pháp. Đây là con số ấn tượng vì mặc dù chưa có điều kiện thống kê về lặp ngữ pháp trong tác phẩm của các nhà thơ khác nhưng sự hiểu biết sơ bộ của chúng tôi cũng cho phép

tin rằng trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là một trong số tác giả sử dụng hình thức lặp ngữ pháp phổ biến nhất. Số lượng trên đây cho thấy lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu đã được sử dụng một cách có ý thức, có chủ định nghệ thuật và do đó trở thành nét nghệ thuật đặc trưng của thơ Tố Hữu.

Sự phong phú về kiểu dạng lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu cho thấy tác giả đã sử dụng rất thành thạo, nhuần nhuyễn phép lặp ngữ pháp, kết hợp tài tình các kiểu dạng lặp để phục vụ cho việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Sự phong phú, đa dạng của lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu cũng cho thấy vai trò quan trọng của lặp ngữ pháp đối với việc tổ chức văn bản nói chung, văn bản thơ nói riêng.

Chương 3

PHÉP LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ TỐ HỮU XÉT THEO MẶT CHỨC NĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phép lặp ngữ pháp trong thơ tố hữu (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)