Mối liên quan giữa thái độ, kiến thức, hành vi phòng chống sốt xuất huyết Dengue với tình hình bệnh sốt xuất huyết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 81 - 83)

- Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế:

331 55,2 5 Nguyên nhân gây bệnh

4.3.4. Mối liên quan giữa thái độ, kiến thức, hành vi phòng chống sốt xuất huyết Dengue với tình hình bệnh sốt xuất huyết.

huyết Dengue với tình hình bệnh sốt xuất huyết.

Qua bảng 3.26 cho thấy các đối tượng mắc SXH có tỷ lệ kiến thức tốt 11,9%, so với kiến thức chưa tốt 6,4%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và số mắc SXH (p < 0,05). Điều này có thể giải thích thực tế khi một hộ gia đình có người mắc SXH thì các thành viên trong gia đình đó ngoài việc quan tâm săn sóc đến sức khỏe của người thân, các hộ gia đình thường xuyên tiếp cận những nguồn thông tin từ cán bộ y tế, đội ngũ y bác sĩ về chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đồng thời họ bắt đầu quan tâm chú trọng, tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh và phòng chống SXH để có thể ngăn ngừa sự lây lan bệnh SXH cho người thân khác trong gia đình. Tuy nhiên, theo lý thuyết khi hộ gia đình có kiến thức tốt thì sự hiểu biết về PCSXH sẽ được tăng cường và có

thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh SXH, do đó đây là một đáp án khó giữa lý thuyết và thực tế, phải chăng cần thời gian nghiên cứu thêm để hiểu rõ chân lý này ?

Qua bảng 3.27 cho thấy các đối tượng có thái độ đúng có tỷ lệ mắc SXH là 9,1% thấp hơn nhóm thái độ chưa đúng (9,3%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thái độ và tỷ lệ mắc SXH ( p > 0,05).

Các đối tượng có hành vi chưa đúng sẽ có tỷ lệ mắc SXH cao (11%) hơn hành vi đúng (4,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) bảng 3.27. Nghiên cứu của Trần Văn Hai cho kết quả tương ứng là hành vi đúng sẽ có tỷ lệ hộ từng mắc SXH thấp hơn.

4.3.5. Liên quan giữa kiến thức và thực hành

Có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức và hành vi phòng chống SXH của người dân huyện Trần Văn Thời ( bảng 3.29). Nhóm người có kiến thức tốt về PCSXH có hành vi đúng (40,7%) hơn nhóm có kiến thức chưa tốt (16,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05, 2

=41,93). Kết quả chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Hai (2008) cho thấy người có kiến thức tốt về phòng chống SXH có thực hành cao gấp 1,57 lần (OR =1,57) nhóm không có kiến thức tốt [19]. Qua đánh giá mối quan hệ nhận thức và hành vi các biện pháp phòng chống SXH cho thấy từ nhận thức chuyển sang hành vi tích cực còn một sự mâu thuẫn lớn, cần sự tác động điều chỉnh trong công tác tuyên truyền của ngành y tế nói riêng và sự tác động của chính quyền địa phương nhằm một mục tiêu duy nhất là kéo giảm tỷ lệ SXH hàng năm, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ chết do mắc SXH. Do vậy, giáo dục để nâng cao nhận thức cho người dân tại địa phương sẽ góp phần quan trọng nâng cao hành vi đúng về phòng chống SXH trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết Dengue tại 4 xã 1 thị trấn của huyện Trần văn Thời tỉnh Cà Mau năm 2009 chúng tôi có một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 81 - 83)